Tin tức

Bạn có biết 2.500 tỷ đồng trái phiếu được ACB bán thành công?

Mặc dù công việc chính của các ngân hàng là huy động vốn và cho vay, nhưng thời gian gần đây, các ngân hàng ồ ạt phát hành trái phiếu nhằm thu hút vốn trung và dài hạn để phát triển quy mô vốn. Trong xu thế đó, năm nay, Ngân hàng Á Châu (ACB) cũng liên tục đẩy mạnh thu hồi vốn qua kênh trái phiếu. Tính đến hiện tại tổng số tiền huy động của ngân hàng này lên tới 11.700 tỷ đồng. Và mới đây, ACB cũng đã thông báo hoàn tất việc bán 2.500 trái phiếu trị giá cho một tổ chức trong nước. Chi tiết về sự kiện nổi bật này được chúng tôi cập nhật gửi đến bạn đọc qua bài viết dưới đây. Đọc giả quan tâm đừng bỏ lỡ nhé!

ACB chào bán thành công 2.500 trái phiếu

2.500 trái phiếu ACB được chào bán thành công
2.500 trái phiếu ACB được chào bán thành công

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa công bố chào bán thành công 2.500 trái phiếu. Tương ứng 2.500 tỷ đồng cho một tổ chức trong nước với kỳ hạn 3 năm, đáo hạn ngày 15/7/2024. Trong đợt phát hành này, Công ty TNHH Chứng khoán ACB đóng vai trò là tổ chức tư vấn phát hành. Đồng thời là đại lý phát hành, đăng ký lưu ký và thanh toán trái phiếu.

Trái phiếu của ACB là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không phải là nợ thứ cấp, không có tài sản đảm bảo. Lãi suất trái phiếu là 3,5%/năm, trả định kỳ 1 năm/lần. Số tiền thu được từ đợt phát hành sẽ được ngân hàng sử dụng để tăng quy mô vốn hoạt động, hỗ trợ đảm bảo tính ổn định nguồn vốn và phục vụ nhu cầu tín dụng cũng như như tuân thủ các chỉ tiêu an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng TMCP Á Châu huy động 14.200 tỷ đồng trái phiếu năm 2021

Trước đó, từ ngày 6/5 đến 8/7; ACB đã phát hành 7 lô trái phiếu khác với tổng giá trị 11.700 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu năm đến nay, ngân hàng này đã huy động 14.200 tỷ đồng trái phiếu. Kết thúc 6 tháng đầu năm 2021, ACB ghi nhận lãi trước thuế 6.352 tỷ đồng. Tăng 66,3% so với cùng kỳ, tương ứng 60,4% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Tính đến 30/6/2021, tổng tài sản của ngân hàng đạt 471.275 tỷ đồng, tăng 6% so với đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 9,7% lên 341.668 tỷ đồng. Huy động tăng 1,5% lên 358.474 tỷ đồng.

Giá cổ phiếu ACB đứng tại mức 35.700 đồng/cổ phiếu
Giá cổ phiếu ACB đứng tại mức 35.700 đồng/cổ phiếu

Tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0,59% lên 0,68%. Nguyên nhân chủ yếu do nợ nhóm 3 tăng mạnh 163% từ 212,5 tỷ lên 560,5 tỷ đồng. Kế hoạch kinh doanh 2021 với mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 10.602 tỷ đồng. Tăng 10,5% so với mức thực hiện năm 2020. Tổng tài sản tăng 10%. Quy mô tín dụng và tiền gửi khách hàng tăng 9%. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%. Kết phiên ngày 16/8, giá cổ phiếu ACB đứng tại mức 35.700 đồng/cổ phiếu. Tăng hơn 1% so với phiên trước đó.

Kỳ vọng nửa cuối năm 2021

Triển vọng thu nhập từ lãi trong nửa cuối năm kỳ vọng sẽ ổn định so với đầu năm. Do ACB kỳ vọng tăng trưởng tín dụng sẽ bù đắp cho sự sụt giảm NIM (khoảng 50 điểm cơ bản so với mức nửa đầu năm, do việc giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng trong bối cảnh tái bùng phát Covid-19). Năm 2022, BVSC nâng dự phóng lợi nhuận trước thuế của ACB thêm 4,1% so với dự báo trước, ở mức 15.383,8 tỷ đồng, tăng 22,4% so với cùng kỳ chủ yếu do điều chỉnh giảm chi phí hoạt động, do ngân hàng kế hoạch không tuyển nhân viên mới và gia tăng tác động tích cực từ số hóa.

Đồng thời, ngân hàng giảm dự báo chi phí dự phòng, nhờ ACB đã tích cực trích lập đầy đủ cho các khoản nợ tái cơ cấu. Việc kiểm soát dịch sớm cải thiện khả năng trả nợ đối với các khách hàng có thể giúp ACB hoàn lập dự phòng, hỗ trợ tăng trưởng kết quả kinh doanh hậu dịch Covid-19.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *