Tin tức

Trong thời gian giãn cách, mua hàng online là hình thức được ưa chuộng

Mua hàng online là một hình thức mua hàng thông qua các kênh phân phối trực tuyến như các trang thương mại điện tử, trang mạng xã hội. Các kênh bán hàng online ngày nay đã được ứng dụng rộng rãi để làm tăng hiệu quả về khả năng phân phối, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời, giúp người tiêu dùng dễ dàng tìm mua những sản phẩm cần thiết. Đặc biệt, trong thời gian của Đại dịch Covid-19 cùng với những yêu cầu về giãn cách, phong tỏa, hạn chế tiếp xúc đã khiến cả người bán và người mua quan tâm nhiều hơn đến mua sắm trực tuyến. Theo thống kê đã chỉ ra rằng nhu cầu tìm kiếm cửa hàng thiết yếu trên môi trường online tăng mạnh trong giai đoạn giãn cách xã hội.

Các kênh bán hàng online tại Việt Nam

Theo số liệu của iPrice Group và SimilarWeb, tổng số lượt truy cập vào top 50 website mua sắm trong bản đồ thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam 6 tháng đầu năm đạt hơn 1,3 tỷ lượt. Con số này cao nhất từ trước đến nay và tăng 10% so với Quý I/2021. Sàn TMĐT đa ngành Shopee Việt Nam đánh dấu quý thứ 12 dẫn đầu về lượt truy cập website. Với 73 triệu lượt truy cập trong quý này, tăng 9,2 triệu lượt so với Quý I/2021.

Xu hướng bán hàng online và dịch vụ giao hàng tận nhà phát triển
Xu hướng mua hàng online ngày càng được đẩy mạnh trong thời đại công nghệ

Sau nhiều quý liên tiếp bị các đối thủ qua mặt, Lazada Việt Nam vươn lên hạng 2. Trong “cuộc đua tứ mã” về lượt truy cập website các sàn TMĐT đa ngành. Theo đó, lượt truy cập website trung bình của Lazada Việt Nam tăng 14%. Tăng so với ba tháng đầu năm và nhận về 20,4 triệu lượt truy cập. Trong khi đó, lượt truy cập trung bình vào website của hai sàn thương mại điện tử đa ngành nội địa Tiki và Sendo có sự giảm nhẹ. Với các số liệu lần lượt đạt 17,2 và 7,9 triệu lượt.

Nhu cầu tìm kiếm cửa hàng bán hàng online

Báo cáo hàng năm của Facebook và Bain & Company tại thị trường Đông Nam Á cho thấy rằng doanh số thương mại điện tử của Việt Nam năm 2021 ước tính đạt 12 tỷ USD. Đồng thời, đưa ra dự báo con số này sẽ tăng 4,5 lần và đạt 56 tỷ USD năm 2026. Quy mô thị trường đứng thứ hai trong khu vực chỉ sau Indonesia. Theo báo cáo TMĐT từ iPrice, bách hóa trực tuyến là ngành hàng duy nhất duy trì sự tăng trưởng vững chắc và xuyên suốt từ đầu đại dịch. Điều này cũng lý giải phần nào nhu cầu tìm kiếm cửa hàng bán sản phẩm thiết yếu online tăng mạnh trong những tháng giãn cách xã hội.

Số lượng người mua sắm qua mạng nhiều hơn do đại dịch
Mua sắm qua mạng tăng mạnh do yêu cầu về giãn cách trong đại dịch

Lượt tìm kiếm trên Google liên quan đến từ khóa cửa hàng tạp hóa trực tuyến tăng 223% trong Quý 2 năm 2021. Lượt tìm kiếm tăng 11 lần trong tháng 7 so với tháng 5 và 3,6 lần so với tháng 6. Khi mà lệnh giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 được triển khai tại một số tỉnh, thành phố. Người dân dành sự quan tâm hơn đến thực phẩm tươi sống. Chẳng hạn như thịt cá, đồ uống các loại, thực phẩm đóng gói và rau củ quả. Khi mức tăng trưởng lần lượt là 99%, 51%, 30% và 11% so với Quý I/2021.

Giá các mặt hàng tại Việt Nam tương đối rẻ

Cũng theo iPrice, giá các mặt hàng tạp hóa ở Việt Nam lọt top rẻ nhất trong khu vực ASEAN. Sau khi so sánh giá của các mặt hàng tạp hóa ngoại tuyến phổ biến ở các nước Đông Nam Á từ Numbeo. Một trong những cơ sở dữ liệu do người dùng đóng góp lớn nhất Thế Giới. Cụ thể, Singapore dẫn đầu bảng xếp hạng với chi phí mua sắm sản phẩm bách hóa thông dụng cao nhất là 2,5 triệu đồng (110 USD). Theo sau là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Philippines.

Lợi ích của mua sắm qua mạng trong đại dịch

Sự gia tăng các giao dịch qua thương mại điện tử mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Đặc biệt là trong thời kỳ dịch bệnh hoành hành, cụ thể:

– Đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng: Mua hàng online giúp người tiêu dùng đáp ứng được những nhu cầu cần thiết. Mà vẫn đảm bảo yếu tố an toàn do không phải di chuyển đến nhiều địa điểm mua sắm.

Các dịch vụ mua hàng online phát triển mạnh
Mua hàng online đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng và đảm bảo yếu tố an toàn

– Tiện lợi, nhanh chóng: Người tiêu dùng không phải xếp hàng chờ đợi như mua sắm truyền thống. Người tiêu dùng chỉ cần ở nhà, lên mạng chọn mua và chờ vận chuyển hàng đến nhà.

– Tạm thời xoa dịu tâm trạng trong bối cảnh nguy hiểm của đại dịch: Khi việc giãn cách/phong tỏa diễn ra trong thời gian dài. Người tiêu dùng dễ rơi vào trạng thái tiêu cực. Do đó, mua sắm qua mạng là một trong những phương thức giải tỏa tạm thời những cảm xúc này.

– Tạo cảm giác “kết nối”: Khi phải thực hiện giãn cách/phong tỏa trong thời gian dài. Sẽ dẫn tới việc nhiều người không được tiếp xúc với người khác. Mua sắm qua mạng giúp bạn tạo cảm giác được “kết nối” tới xã hội. Thông qua các thông báo đặt hàng, thanh toán và vận chuyển.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *