Tin tức

Bỏ ngoài tai lời đàm tiếu, hãy tự do làm điều mình thích

Trong cuộc sống này từ chuyện tình yêu, cách sống đến cách ăn nói của một người cũng rất dễ dàng nhận được những lời đánh giá, phê bình từ mọi người xung quanh. Hãy tự do làm những điều mình thích, miễn là điều đó không ảnh hưởng đến ai. Đó mới chính là cuộc sống của chính bạn. Chỉ cần bạn là chính mình, chẳng cần sợ hãi, hay quan tâm về những lời đàm tiếu, nhận xét xung quanh. Chọn lọc ra những lời khuyên đúng đắn để cải thiện, bỏ ngoài tai lời nói mỉa mai, thị phi là điều nên làm. Như vậy, cuộc sống của bạn sẽ trở nên thoải mái, vui vẻ và giản đơn hơn rất nhiều.

Lời đàm tiếu có thể ảnh hưởng tới nhiều người cùng một lúc

Đàm tiếu có liên quan tới một trong Bát chính đạo – Chính ngữ. Bởi đó là một loại lời nói có thể gây tổn hại nghiêm trọng tới người khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp: trực tiếp bằng việc lan truyền những điều sai sự thật về một người, làm ảnh hưởng tới danh tiếng và uy tín của người đó, còn gián tiếp bằng cách góp phần tạo nên một môi trường cho phép và thậm chí khuyến khích hành động tiêu cực đó.

Lời đàm tiếu có thể ảnh hưởng tới nhiều người cùng một lúc
Lời đàm tiếu có thể ảnh hưởng tới nhiều người cùng một lúc

Mọi người đều tưởng rằng bạn bè bàn tán đôi câu chẳng phải chuyện gì xấu, thậm chí lại còn khá vui. Thế nhưng bạn hãy tự hỏi bản thân. Liệu bạn có thích người khác nói những lời như vậy sau lưng mình hay không? Liệu bạn có buồn giận khi biết rằng người khác đã làm vậy với bạn không? Đương nhiên rồi. Lời đàm tiếu có thể ảnh hưởng tới nhiều người cùng một lúc. Xưa nay người đời vẫn có câu nói: vạ miệng hại thân. Điều ấy có nghĩa là những lời đàm tiếu, ngồi lê đôi mách về người khác. Sẽ có thể đến tai những người không nên nghe và ảnh hưởng tới cuộc sống. Thậm chí mạng sống con người. Chúng ta luôn luôn phải cẩn trọng khi ăn nói.

Tại sao đàm tiếu lại thường là thói quen của nhiều người?

Thói quen này thường mang lại cảm giác vượt trội hơn người khi ta chưa hài lòng với bản thân. Về mặt lý thuyết, bằng cách hạ bệ người khác. Chúng ta có thể nâng cao thể diện của chính mình. Nhưng thực tế cho thấy chuyện sẽ xảy ra ngược lại.

Người khôn để miệng trong tim - Người dại để tim ngoài miệng
Người khôn để miệng trong tim – Người dại để tim ngoài miệng

Tu theo chính ngữ và không tham gia đàm tiếu dưới bất kỳ hình thức nào là điều đặc biệt quan trọng đối với các Phật tử đã nguyện đạt tới giác ngộ vì lợi ích của mọi chúng sinh. Người Phật tử chỉ nên quan tâm tới thiếu sót của bản thân, chứ không phải của những người khác.

Lời nói đúng lúc

Đức Phật từng dạy trong bài kinh Anguttara Nikaya: “Nếu lời nói có đủ năm đặc tính thì đó không phải lời nói dở; mà là lời nói hay, trong sạch và người khôn cũng không thể khiển trách. Vậy năm đặc tính ấy là gì? Đó là lời nói đúng lúc, đúng sự thật, nhẹ nhàng, có chủ tâm và xuất phát từ tấm lòng nhân hậu yêu thương”.

Lời hay nên là lời nói đúng lúc, đúng sự thật, nhẹ nhàng, có chủ tâm
Lời hay nên là lời nói đúng lúc, đúng sự thật, nhẹ nhàng, có chủ tâm

Một đệ tử của Đức Phật không nên tán tụng bản thân mà đàm tiếu về người khác; hoặc khuyến khích người khác làm như vậy. Người ấy không được tạo nên nguyên nhân, điều kiện, hay nghiệp của việc tán tụng bản thân và gièm pha người khác. Là đệ tử của Đức Phật, người ấy phải sẵn lòng thay mọi chúng sinh hứng chịu sự ô nhục và vu cáo – nhận trách nhiệm về mình và để cho chúng sinh hưởng trọn vinh quang. Nhưng nếu thay vì đó, người ấy lại khoe khoang những đức hạnh của mình mà giấu đi điểm tốt của người khác. Khiến họ phải chịu vu khống, thì người ấy đã phạm vào một trong mười bất thiện nghiệp.

Tại sao không nghĩ cách làm cho mình tốt hơn, thay vì đàm tiếu người khác?

Cho dù con đường hiện tại không bằng phẳng như người khác thì chúng ta vẫn phải đi đến cuối cùng. Bằng cách này hay cách khác. Thành công hay thất bại là điều không phải ai cũng được lựa chọn. Cuộc đời màu hồng hay đầy cạm bẫy, vấp ngã cũng không phải điều chúng ta có thể thay đổi.

Do đó, thay vì ghen tỵ và buông lời nói xấu, tại sao không nghĩ cách làm cho mình tốt hơn, mình đáng giá hơn. Để sau này gặt hái cuộc sống tốt hơn. Bằng cách tin vào bản thân và những gì mình đang có, đang sống; thì sự khác biệt tồn tại giữa mỗi người cũng là điều dễ hiểu mà thôi.

Chúng ta không đủ năng lực hay quyền thế để có thể kiểm soát hành vi, tâm lý của bất cứ một ai. Nhưng chúng ta có thể thay đổi cách bản thân phản ứng với người đó như thế nào. Paulo Coelho, tác giả cuốn Nhà Giả Kim, cho rằng: “Never hate jealous people. They are jealous because they think you are better than them”. Có nghĩa là: Đừng ghét những kẻ ghen tỵ, vì khi họ ghen tỵ với bạn tức là họ đang nghĩ bạn thành công hơn họ rất nhiều.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *