Tin tức

Nguyên nhân xuất khẩu thanh long sang Trung Quốc phải tạm dừng

Mới đây, Bộ Công Thương đã nhận được thông tin Trung Quốc tạm ngừng nhập khẩu thanh long Việt Nam. Khiến mặt hàng nông sản này liên tục bị xuống giá ở trong nước. Bên cạnh đó kim ngạch xuất khẩu trái cây ở thị trường Việt Nam sang Trung Quốc cũng từ đó giảm mạnh một cách đáng kể trong nhiều tháng qua. Như mọi người biết đấy, hiện tại thanh long đang là loại trái cây được xuất khẩu chủ lực tại thị trường Trung Quốc. Mỗi năm doanh thu đạt được con số trên 1 tỷ USD. Chính vì thế, khi vừa có quyết định tạm dừng nhập khẩu làm cho tốc độ xuất khẩu ở Việt Nam giảm mạnh. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nguyên nhân xuất khẩu thanh long sang Trung Quốc phải tạm dừng ngay tại bài viết dưới đây nhé.

Vì sao Trung Quốc tạm ngừng nhập thanh long Việt Nam?

Bộ Công Thương vừa nhận thông tin từ Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh. Về việc Chính quyền Đông Hưng, Quảng Tây (Trung Quốc) thông báo tạm dừng thông quan nhập khẩu. Đối với mặt hàng thanh long của Việt Nam qua khu vực cầu phao tạm Đông Hưng. Việc tạm dừng thông quan nhập khẩu đối với mặt hàng thanh long của Việt Nam kéo dài trong vòng 7 ngày. Từ ngày 15 – 21/9/2021, lý do phát hiện virus Sars-CoV-2 trên bao bì bọc quả thanh long và thùng carton đựng thanh long nhập khẩu từ Việt Nam.

Vì sao Trung Quốc tạm ngừng nhập thanh long Việt Nam?
Trung Quốc phát hiện trên bao bì thanh long Việt Nam có nhiễm virus Sars-CoV-2

Theo thông báo của Chính quyền Đông Hưng. Sau 23 giờ ngày 21/9, mặt hàng thanh long sẽ tự động được khôi phục thông quan nhập khẩu qua địa điểm này. Tuy nhiên, nếu tiếp tục phát hiện virus Sars-CoV-2 (bằng phương pháp xét nghiệm PCR) trên thanh long hoặc mặt hàng khác, cơ quan phòng chống dịch COVID-19 Chính quyền Đông Hưng sẽ gia hạn thời gian tạm dừng thông quan nhập khẩu thêm 1 tuần đối với mặt hàng đó. Nếu phát hiện 3 lần dương tính, mặt hàng đó sẽ bị tạm dừng thông quan 4 tuần.

Sở Công Thương Quảng Ninh đã có văn bản thông báo tới Sở Công Thương các địa phương, doanh nghiệp. Phải thường xuyên hoạt động xuất khẩu tại điểm xuất hàng Km 3+4. Để chủ động phương án phân luồng hàng hóa. Bộ Công Thương khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long chủ động theo dõi, cập nhật thông tin. Và trao đổi với đối tác Trung Quốc để thay đổi địa điểm giao nhận hàng phù hợp. Đồng thời, yêu cầu các tỉnh, thành phố, doanh nghiệp học tập kinh nghiệm của tỉnh Bắc Giang. Để chủ động kiểm tra, rà soát quy trình thu hoạch, đóng gói, chế biến. Và vận chuyển nông sản, nhất là trái cây; để giúp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trong bối cảnh dịch COVID-19.

Kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc liên tiếp giảm

Theo dõi kim ngạch xuất khẩu nông sản hàng tháng của từng thị trường trong 7 tháng đầu năm 2021. Đã cho thấy xu hướng giảm sút đáng kể sang thị trường Trung Quốc. Từ tháng 4/2021 đến tháng 7/2021, kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Trung Quốc liên tục giảm; trung bình mỗi tháng giảm 15%. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính). Tháng 8/2021 kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt là 230 triệu USD; giảm 13,2% so với tháng 7/2021. Và giảm 16,7% so với tháng 8/2020. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt hơn 2,497 tỷ USD; tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.

Kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc liên tiếp giảm mạnh
Tác động nghiêm trọng của dịch bệnh buộc kinh tế Việt Nam có sự suy giảm

Chia sẻ tại Hội nghị trực tuyến bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, phục hồi chế biến, xuất khẩu nông sản, thủy sản sau giãn cách theo Chỉ thị 16 tại Nam Bộ do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 17/9/2021, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, phân tích xu hướng phát triển của kim ngạch xuất khẩu rau quả trong 8 tháng năm 2021 có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu tăng trong 4 tháng đầu năm.

Tuy nhiên, từ tháng 5/2021, kim ngạch đã đi xuống đến tháng 8/2021. Đây là tháng thứ 4 liên tiếp kim ngạch xuất khẩu giảm với mức giảm tới 22,5%. “Do tác động nghiêm trọng của dịch bệnh Covid-19. Cho nên buộc Việt Nam phải áp dụng các biện pháp phòng chống mạnh mẽ nhất. Và làm cho việc sản xuất, lưu thông hàng hóa bị ách tắc, đứt gãy chuỗi cung ứng”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *