Tin tức

Đắk Lắk – Chủ động kết nối nơi tiêu thụ bơ và sầu riêng cho bà con

Như mọi người cũng đã biết, ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nó tác động trực tiếp đến cuộc sống của con người cũng như nền kinh tế dường như bị tê liệt hoàn toàn. Điển hình như sầu riêng tại Đắk Lắk đã đến mùa thu hoạch. Tuy nhiên, không thể nào tiêu thụ được ra bên ngoài, dịch bệnh các thương lái bên ngoài không thể vào trực tiếp vườn để mua. Bên cạnh đó, quá trình xuất khẩu đi các nước cũng gặp không ít khó khăn. Vậy tỉnh Đắk Lắk đã làm gì để có thể tháo gỡ được những khó khăn để tiêu thụ hết sầu riêng của bà con. Để mọi người rõ hơn nữa hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn nữa nhé.

Giá sầu riêng – bơ trong năm 2021 giảm mạnh

Để giảm thiểu tác động do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều giải pháp để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, thương lái thu hoạch và tiêu thụ bơ, sầu riêng. Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, niêm vụ 2021, tỉnh có hơn 12.000 ha sầu riêng. Diện tích cho thu hoạch khoảng 5.300 ha, sản lượng khoảng 103.000 tấn. Hết tháng 8/2021, tỉnh thu hoạch và tiêu thụ được 40.000 tấn sầu riêng. Chiếm khoảng 40% tổng sản lượng, gần 60.000 tấn bơ, chiến gần 70% tổng sản lượng. Hiện sầu riêng địa phương và Ri6 kết thúc vụ thu hoạch. Còn lại chủ yếu là sản lượng sầu riêng giống Dona.

Giá sầu riêng - bơ trong năm 2021 giảm mạnh
Sầu riêng, bơ mất giá

Giá sầu riêng trong vụ mùa năm 2021 giảm từ 20 – 30%. Hiện tại đang dao động từ 25.000-38.000 đồng/kg tùy từng loại. Giảm từ 20.000-25.000 đồng/kg so với mùa vụ năm 2020. Cùng với sầu riêng, Đắk Lắk cũng có khoảng 5.400 ha trái bơ với sản lượng hơn 82.000 tấn. Đến nay, sản lượng bơ đã tiêu thụ khoảng 58.500 tấn, chiếm gần 70% tổng sản lượng. Giống bơ 034, bơ sáp đã kết thúc vụ. Còn bơ Booth và Hass sẽ vào vụ thu hoạch từ giữa tháng 9/2021, với sản lượng ước khoảng 23.500 tấn.

Khó khăn trong tiêu thụ

Trên địa bàn huyện nay có 47 cơ sở thu mua, sơ chế, đóng gói sản phẩm sầu riêng. Tuy nhiên, hiện chỉ có một số doanh nghiệp, vựa lớn thì hoạt động thu mua đều đặn. Còn lại thu mua cầm chừng do thiếu nhân công kỹ thuật; không xuất bán được hàng sầu riêng trái hoặc xuất bán chậm. Thiếu vốn để quay vòng, thiếu kho bảo quản… Bà Ngô Tử Vy, Phó giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu cho biết; mỗi ngày, công ty thu mua khoảng 100 tấn sầu riêng, hầu hết đều thông qua thương lái.

Giá thu mua loại 1 chỉ 35.000 đồng/kg, loại 2 là 25.000 đồng/kg và loại 3 là 15.000 đồng/kg. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng với trách nhiệm xã hội. Công ty đang cố gắng thu mua với giá tốt nhất cho bà con. Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, bà Ngô Tử Vy đề nghị chính quyền tiếp tục hỗ trợ các thương lái, công nhân tham gia thu mua, chế biến sầu riêng được tiêm vaccine sớm nhất có thể vì thời vụ diễn ra rất nhanh. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền cần có ý kiến đối với Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại. Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn được nhanh, thủ tục đơn giản, với tài sản thế chấp là hàng tồn kho.

Phó chủ tịch tại tỉnh Đắk Lắk cho hay

Phó chủ tịch tại tỉnh Đắk Lắk cho hay
Tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ sầu riêng chính vụ

Ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết. Để hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh thu hoạch, thu mua, chế biến. Và tiêu thụ sầu riêng, bơ, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch về tiêu thụ bơ, sầu riêng.

Đồng thời, có văn bản gửi các bộ, ngành Trung ương, UBND các tỉnh, thành phố trong cả nước. Đề nghị quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giới thiệu, hỗ trợ, kết nối tiêu thụ sầu riêng, bơ. Và các nông sản khác của tỉnh Đắk Lắk trong tình hình dịch COVID-19. Nhờ sự vào cuộc của nhiều cấp, ngành kết nối với các tỉnh, thành, đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử. Vào chuỗi các siêu thị trong nước đã có những kết quả tích cực. Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thương mại dịch vụ Ngọc Minh Châu (TP Hồ Chí Minh) đang ký hợp đồng với Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Hữu cơ Krông Pắc tiêu thụ 7.000 tấn sầu siêng.

Có 4 doanh nghiệp của tỉnh đã mở gian hàng Việt trên sàn thương mại điện tử Sendo gồm: Công ty TNHH Êđê Café; Hợp tác xã Thăng Tiến, Hợp tác xã EaTu, Công ty G20 Coffee. Hệ thống siêu thị như: Big C, Co.opmart, Lotte, Vincom… Đã hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm bơ, sầu riêng thông qua nhà cung cấp trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh việc kết nối, mở rộng thị trường, tỉnh Đắk Lắk cũng đã triển khai kịp thời các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong vận chuyển..

Chủ động tìm ra giải pháp tiêu thụ sầu riêng

Chủ động tìm ra giải pháp tiêu thụ sầu riêng
Nông dân huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk thu hoạch sầu riêng

Tỉnh đã cấp hơn 4.000 thẻ nhận diện phương tiện chứa mã QR Code. Để xe vận tải hàng hóa trên địa bàn tỉnh được ưu tiên lưu thông trên “luồng xanh”. Đồng thời, cung cấp danh sách các đơn vị vận tải hàng hóa tại địa bàn các huyện, thị xã, thành phố. Có thể huy động để vận chuyển, tiêu thụ bơ, sầu riêng trong trường hợp dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của dịch COVID-19. Đến thu hoạch và tiêu thụ sầu riêng, bơ, UBND tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động kết nối; hỗ trợ tiêu thụ thông qua UBND các tỉnh thành như: thành phố Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Lào Cai…. Hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện lợi như: Co.opmart, Big C, MM Mega, Bách Hóa Xanh… Cùng đó, hỗ trợ doanh nghiệp đưa các mặt hàng nông sản trái cây lên gian hàng Việt trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, tỉnh tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp; thương lái thu mua, phân phối nông sản. Và phương tiện vận chuyển khi đến xuống địa bàn thu hoạch, vận chuyển. Và tiêu thụ như: cấp giấy đi đường, ưu tiên test nhanh và được tiêm vaccine phòng COVID-19. UBND tỉnh Đắk Lắk cũng chỉ đạo các ngành tiếp tục rà soát các kho cấp đông để giới thiệu cho các doanh nghiệp thu mua nông sản. Hợp đồng thuê kho dự trữ tạm thời, chờ khi thuận lợi cung cấp ra thị trường tiêu thụ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *