Tin tức

Các sàn giao dịch BĐS thi nhau cắt giảm nhân sự vì gặp khó khăn

Tình hình dịch bệnh kéo dài đang ảnh hưởng nặng nề đến ngành kinh tế. Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp lớn, gánh nặng cũng nhân lên nhiều. Thậm chí, có gần 80 các sàn giao dịch BĐS đang phải cắt giảm nhân sự nhằm “gồng mình” qua cơn đại dịch. Thậm chí, trong số đó còn có đến tận 28% các đơn vị có nguy cơ bị giải thể. 32% thì vẫn đang phải nỗ lực hết sức thì mới có thể duy trì. Ngoài ra, 40% còn lại vẫn đủ sức để duy trì hoạt động cho đến khi qua cơn đại dịch. Tuy nhiên, tỷ lệ trụ lại được cũng không qua cáo. Đồng thời, tình hình kinh doanh bất động sản cũng đang bị “đóng băng” suốt một thời gian dài.

Vô số sàn giao dịch BĐS đứng trước nguy cơ giải thể

Không ít sàn giao dịch sắp không trụ nổi qua cơn dịch bệnh
Không ít sàn giao dịch sắp không trụ nổi qua cơn dịch bệnh

Đại dịch Covid-19 khiến các sàn giao dịch bất động sản đang đối mặt với khó khăn lớn khi có tới 28 % đơn vị có nguy cơ giải thể, phá sản; 32% đơn vị đang phải nỗ lực chống đỡ để duy trì, rất cần sự hỗ trợ của chính sách vĩ mô và 40% doanh nghiệp còn khả năng chống đỡ nhưng không mạnh. Đây là kết quả khảo sát tại 500 đơn vị sàn giao dịch bất động sản là hội viên của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, chiếm khoảng 1/3 tổng số sàn trên cả nước với xấp xỉ 75.000 lao động về thực trạng khó khăn và tình hình thụ hưởng chính sách hỗ trợ.

Kết quả khảo sát của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho thấy nếu các sàn phải duy trì tình trạng hiện tại thêm một, tháng nữa để chống dịch thì tỷ lệ có nguy cơ phá sản sẽ tiếp tục tăng cao. Hiện tại đã có tới hơn 80% sàn giao dịch không có doanh thu hoặc doanh thu rất thấp.

78% các sản giao dịch BĐS phải cắt giảm nhân sự

Không có doanh thu, quỹ lương ngày một cạn kiệt khiến 78% sàn giao dịch đã phải thực hiện cắt giảm nhân sự (cho nghỉ việc) hoặc cho tạm nghỉ việc không lương; 45% lao động trong số các sàn giao dịch thực hiện cắt giảm không còn thu nhập. Số còn lại tuy được hưởng lương nhưng cũng chủ yếu là hưởng lương cơ bản, phụ cấp nghỉ dịch, hoặc hưởng 50% lương do thực hiện làm luân phiên. Hiện 28% sàn đã không còn quỹ lương để trả cho người lao động.

Có tới 89% sàn giao dịch không được hưởng chính sách cho vay ưu đãi từ ngân hàng chính sách để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ từ các ngân hàng cũng là rất hạn chế.

Muôn vàn vấn đề dành cho các sản giao dịch BĐS

Việc kinh doanh bất động sản trong mùa dịch sẽ gặp phải nhiều rủi ro
Việc kinh doanh bất động sản trong mùa dịch sẽ gặp phải nhiều rủi ro

Trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng chung, doanh thu sụt giảm, thậm chí không có nguồn thu. Thế nhưng có tới hơn 70% các sàn giao dịch không được giảm chi phí thuê mặt bằng. Thậm chí, nhiều Sàn giao dịch phải đóng cửa, tạm dừng hoạt động để chống dịch cũng không được giảm. Mặc dù các Sàn giao dịch đã chủ động, linh hoạt. Thay đổi phương án kinh doanh về thích ứng, ứng dụng công nghệ. Thực hiện chuyển đổi số trong bán hàng. Tuy nhiên chừng ấy là không đủ để vượt khó. Đặc biệt là đối với các sàn giao dịch có quy mô vừa và nhỏ, có nguồn lực tài chính thấp, sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng. Những vấn đề khó khăn nhất của các Sàn giao dịch bất động sản hiện nay gồm:

  • Thứ nhất, chi phí duy trì doanh nghiệp không hề được giảm trong thời gian bị ảnh hưởng bởi Covid trong khi doanh nghiệp không có nguồn thu đã tạo áp lực rất lớn cho doanh nghiệp.
  • Thứ hai, rủi ro bồi thường hợp đồng hoặc liên đới chịu trách nhiệm hoặc rủi ro mất tiền cọc, bị phạt do không thực hiện đúng cam kết tiến độ.
  • Thứ ba, khả năng bị phạt, bị xử lý vì đến hạn mà không có tiền thể nộp thuế, không có tiền nộp bảo hiểm xã hội… do không có nguồn thu.
  • Thứ tư, rủi ro bị chủ cho thuê mặt bằng đòi mặt bằng trước hạn, cắt nước, cắt điện… do chậm thanh toán, không có tiền thanh toán.

Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam đưa ra 5 kiến nghị khả quan nhất

Trước thực trạng trên, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam đã đề nghị Bộ Xây Dựng và các ban ngành liên quan quan tâm xem xét, trình Chính Phủ điều chỉnh chính sách vĩ mô để kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh dịch vụ bất động sản, nhà môi giới bất động sản gặp khó khăn bởi dịch Covid-19, cụ thể như sau:

Tăng cường nhóm ngành BĐS

Bổ sung nhóm ngành bất động sản trong đó có ngành dịch vụ môi giới bất động sản cần được xác định là nhóm ngành được hưởng đầy đủ các chính sách hỗ trợ từ chính sách của nhà nước.

Tạm ngưng thu các loại thuế, phí,…

Được hoãn, giãn thời hạn nộp các khoản thuế phải nộp, các khoản BHXH. Cũng như các nghĩa vụ khác đối với nhà nước để doanh nghiệp có nguồn tiền hỗ trợ lao động. Đồng thời đồng hành cùng với chính quyền trong chống dịch. Cụ thể là bổ sung ngành kinh doanh bất động sản vào “Điều 2. Đối tượng áp dụng” trong Nghị định 52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021 về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021 của Chính Phủ.

Kiến nghị giảm 50% thuế thu nhập cho doanh nghiệp sàn giao dịch BĐS có phát sinh từ tháng 5 đến hết năm để có điều kiện sớm phục hồi sản xuất kinh doanh; có chính sách để các ngân hàng giảm tiến độ trả nợ, điều chỉnh lãi suất hợp lý, giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực cho phí và chống đỡ khó khăn trong thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Đề nghị chủ dự án không nợ phí môi giới của các sàn giao dịch; sớm thanh toán hoặc ít nhất là thanh toán một phần đề các sàn giao dịch có nguồn kinh phí duy trì hoạt động.

Đề xuất hỗ trợ miễn hoặc giảm thuế cho người dân/doanh nghiệp

Sớm ban hành Nghị quyết về miễn, giảm thuế hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Trong đó, giảm 50% thuế thu nhập cho doanh nghiệp Sàn giao dịch bất động sản có phát sinh từ tháng 5 đến hết năm 2021 để có điều kiện sớm phục hồi sản xuất kinh doanh.

Ngân hàng hỗ trợ kéo dài thời gian trả nợ

Có chính sách để các ngân hàng giảm tiến độ trả nợ. Điều chỉnh lãi suất hợp lý. Giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực cho phí. Đồng thời chống đỡ khó khăn trong thời gian bị ảnh hưởng bởi Covid 19.

Đơn giản hóa các loại thủ tục

Các thủ tục mua bán bất động cần phải được tối ưu hóa, thích hợp cho mùa dịch
Các thủ tục mua bán bất động cần phải được tối ưu hóa, thích hợp cho mùa dịch

Cơ quan chức năng cần thúc đẩy nhanh hơn chương trình điều chỉnh tháo gỡ vướng mắc. Cụ thể là trong quy trình pháp luật đối với thủ tục đầu tư. Nhằm cải thiện việc giải quyết thủ tục hành chính cho các dự án đầu tư BĐS. Nhờ đó làm tăng nguồn cung cho thị trường và kích thích hoạt động đầu tư của xã hội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *