Tin tức

Hãy đầu tư vào ngân hàng “Phước đức” ngay từ bây giờ!

Khát vọng của bạn chính là trở thành người giàu có, sống vui vẻ, hạnh phúc trong đời sống hiện tại cũng như tương lai, thì hãy đầu tư vào ngân hàng “Phước đức” ngay từ bây giờ. Sự tích lũy các giá trị công đức thông qua việc làm, lời nói, ý nghĩ…Tất cả sẽ tạo ra cho bạn một gia tài phước đức để thọ hưởng. Nếu hữu dư thì đời con, đời cháu được kế thừa. Đây được gọi là ngân hàng “Phước đức” của riêng bạn. Mỗi cá nhân đều có thể đầu tư, dù bạn là ai, sống ở đâu và đang làm gì? Dưới đây là những việc làm đơn giản mà lợi lạc, giúp bạn tích lũy nhiều Phước đức.

Những việc làm giúp bạn tích lũy nhiều Phước đức

Niệm Phật cũng là tích lũy công đức

Tụng kinh là đọc một cách thành kính những lời Đức Phật đã dạy trong kinh điển, hợp với chân lý và căn cơ của chúng sinh. Chúng ta sống trong cõi dục, cho nên lòng dục vọng của chúng ta không bao giờ ngừng nghỉ. Cho đến trong giấc ngủ, cũng còn chiêm bao cãi vã, cười khóc, vui buồn như lúc thức. Trong cảnh mê mờ đầy dục vọng ấy, may thay. Đức Phật vì đã thương xót chúng sinh mà truyền dạy những lời vàng ngọc. Có thể phá tan màng mây u ám của vô minh và tội lỗi.

Niệm Phật cũng là tích lũy công đức
Niệm Phật cũng là tích lũy công đức

Nhưng những lời lẽ thâm diệu ấy, chúng ta nghe qua một lần, hai lần cũng không thể hiểu thấu và nhớ hết được. Cho nên chúng ta cần phải đọc đi đọc lại mãi. Để cho lý nghĩa thâm huyền được lan tỏa, và ghi khắc trong thâm tâm chúng ta, không bao giờ quên được. Đó là lý do khiến chúng ta nên tụng kinh. Niệm là tưởng nhớ. Niệm Phật là tưởng nhớ danh hiệu Phật và đức hạnh của Phật, để luôn luôn cố gắng noi theo bước chân Ngài.

Càng niệm Phật nhiều chừng nào, càng ít niệm ma chừng ấy

Tâm chúng ta bị vô minh làm mờ đục, chẳng khác gì nước bị bùn nhơ làm ngầu đục. Muốn cho nước đục hóa ra trong, không có phương pháp nào hay hơn là thêm một chút phèn vào; thì các chất dơ bẩn ngầu đục kia dần dần lắng xuống, bấy giờ nước đục trở nên trong sạch. Phương pháp niệm Phật cũng vậy, có công năng trừ phá các vọng niệm đen tối ở nơi tâm của chúng ta làm cho tâm mê muội, mờ ám trở nên sáng suốt, chẳng khác gì chất phèn làm cho nước trở nên trong vậy.

Tâm chúng ta hiện giờ rất điên đảo, không bao giờ dừng nghỉ. Kinh thường nói: “Tâm viên, ý mã”, nghĩa là “tâm” lăng xăng như con vượn nhảy từ cành này qua cành khác. Và “ý” như con ngựa chạy lung tung suốt cả ngày. Làm sao cho tâm ý chúng ta đừng suy nghĩ vọng tưởng? Chỉ có một cách là bắt tâm nghĩ những điều tốt lành, hay đẹp. Niệm Phật chính là nhớ nghĩ đến những bậc Chính Giác toàn hảo. Những hành động trong sáng, những đức tính thuần lương. Càng niệm Phật nhiều chừng nào thì càng ít niệm ma chừng ấy. (Ma ở đây là tất cả những gì xấu xa đen tối, làm hại mình hại người).

Phóng sinh – Một nghĩa cử cao đẹp

Đức Phật đã đưa tội sát sinh vào giới cấm thứ nhất trong ngũ giới. Nghĩa là Ngài đã thấy hậu quả không lường của việc sát sinh hại vật. Ngài đã chỉ ra rằng tất cả các chúng sinh từ vô lượng vô biên kiếp trước đã là cha mẹ, anh em hoặc đã là bà con quyến thuộc, nhưng bởi nhân duyên nghiệp báo nên phải sinh tử luân hồi sáu nẻo, thay hình đổi dạng không còn nhận biết lẫn nhau. Đang tâm giết hại để ăn thịt rất tổn hại lòng từ bi, đang tâm giết hại, sát sinh để ăn thịt là cái nhân gây ra bệnh tật, khổ đau, hoạn nạn.

Phóng sinh - Một nghĩa cử cao đẹp
Phóng sinh – Một nghĩa cử cao đẹp

Kinh Phạm Võng dạy rằng: “Người Phật tử nếu lấy tâm từ mà làm việc phóng sinh; thì thấy tất cả người nam đều là cha mình, tất cả người nữ đều là mẹ mình. Nếu giết hại sinh mạng để ăn thịt tức là tự giết cha mẹ mình, cũng là giết thân cũ của mình. Cho nên, thường thực hành phóng sinh thì đời đời sinh ra thường gặp Chính pháp. Khuyên dạy người làm việc phóng sinh. Nếu thấy người đời giết hại súc vật, nên tìm phương tiện để giải cứu, khiến cho chúng được thoát khổ nạn”.

Trong nghĩa cử cao đẹp của việc phóng sinh, bao nhiêu những chứng bệnh ung thư, ác tật đều tiêu mất trong vô hình, bao nhiêu sự kiện cảm ứng nhiệm mầu thật chứng, bao nhiêu hình ảnh của loài vật cảm ơn thị hiện trước mắt. Người phóng sinh tu phúc, cứu giúp muôn loài thoát khỏi khổ ách thì bản thân sẽ không gặp các tai nạn.

Cúng dàng và bố thí

Cúng dàng và bố thí vốn cùng một nghĩa “cho đi”. Cũng cùng một nghĩa, song tùy theo trường hợp hay hoàn cảnh mà nghĩa “cho” này có những tên gọi khác nhau. Danh từ “bố thí” được dùng để chỉ trường hợp “cho” những người bần cùng nghèo khổ, gặp hoàn cảnh khó khăn. Và trường hợp khi một người Phật tử đem những gì của mình cúng lên Kim Cương Thượng sư và Tam Bảo. Vốn là nơi nương tựa của mình, thì gọi là “cúng dàng”.

Bố thí nghĩa là cho đi mà không mong đợi được đền đáp. Tất nhiên, có nhiều người cho đi rất nhiều tiền, thực hiện nhiều hoạt động từ thiện, kỳ vọng vào các hoạt động công đức như thế. Nhưng lý do đó không được xem là thực hành bố thí đúng đắn. Bởi trong sâu thẳm thâm tâm luôn có kỳ vọng. Chúng ta phải thực hành không kỳ vọng ngay cả khi cho đi rất nhiều.

Điều này là rất quan trọng trong thực hành xả ly. Bởi Bố thí là cách tốt nhất để thực hành không bám chấp – trở ngại chính trên con đường giải thoát, giác ngộ. Bố thí Ba la mật được thực hiện trên nền tảng tình yêu thương đích thực và trí tuệ quán chiếu về bản chất vô ngã, huyễn như của vạn pháp thế gian. Vì vậy, thực hành Bố thí không có kẻ cho, người nhận hay đối tượng cho đi. Bạn bố thí nhưng không bám chấp vào sự bố thí đó.

Liệu phước đức có bị hết?

Thường khi có vận may đến với mình ta thấy mọi thứ quá dễ dàng nên chẳng trân trọng. Ta chẳng biết mình có phước sâu dày đến đâu. Cứ đang sung sướng thì cứ thế sử dụng, đến lúc hết phước, mình cần kiệm, chắt chiu cũng đã muộn màng. Ví dụ điển hình là những nghệ sĩ có tài năng, tiếng tăm nhờ phước lớn từ kiếp trước. Nhưng họ không giữ gìn, tiêu xài quá nhiều phước của mình bằng việc ăn chơi, sa đọa. Đến cuối đời phước âm lại rơi vào cảnh nghèo khó, bệnh tật, không chốn dung thân,…

Khi vận may đến với ta quá dễ dàng nên chẳng trân trọng
Khi vận may đến với ta quá dễ dàng nên chẳng trân trọng

Có những ông hoàng, bà chúa thời phong kiến khi xưa. Nhưng tại sao hầu hết các triều đại phong kiến đều kết thúc với những cái chết nhục nhã, lẩn trốn và kiệt quệ. Bởi vì hầu hết các triều đại vua chúa, cuối cùng đều đắm chìm trong rượu và đêm ngày ở bên các cung tần mỹ nữ. Có thể nói, ai phước lớn thì càng có nhiều quyền chọn lựa. Như người giàu họ có quyền, có tiền trong tay, tha hồ có nhiều lựa chọn.

Người nhiều phước còn được nhiều người lắng nghe, tin tưởng. Vậy nên khi nào thấy mình ít được lắng nghe thì nhớ tỉnh thức để hiểu rằng mình đang có phước mỏng. Hãy bớt nhờ người giúp, ép ai đó làm theo ý mình để tránh tổn đi phước báu của mình nếu không muốn sau này làm gì cũng thất bại mới nhận ra phước báu đã tiêu tan từ bao giờ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *