Tin tức

Những bài tập đơn giản tại nhà phục hồi suy giãn tĩnh mạch chân

Suy giãn tĩnh mạch, đặc biệt là tĩnh mạch chân là căn bệnh có thể gây ra những biến chứng không thể cứu vãn được. Tuy nhiên, nhờ tập luyện các bài tập giãn tĩnh mạch, người bệnh sẽ phần nào kiểm soát và tránh được các triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Giãn tĩnh mạch là căn bệnh khiến các tĩnh mạch giãn to và xoắn. Một số tĩnh mạch nông gần bề mặt da bị sưng tấy, người bệnh có thể nhìn thấy các mạch máu màu xanh lam hoặc tím sẫm nhô ra khỏi da. Suy giãn tĩnh mạch chân thường xảy ra ở những người đi lại nhiều, đứng lâu…

Đây là bệnh mãn tính, có thể gặp ở cả nam và nữ, tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn. Căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến nhan sắc. Dưới đây là những bài tập bạn nên biết để giúp hạn chế tình trạng suy giãn tĩnh mạch.

Nguyên nhân gây bệnh giãn tĩnh mạch

Theo thống kê thì khoảng 80% bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch có cha hoặc mẹ mắc bệnh
Dấu hiệu nhận biết là thấy tức nặng và mỏi ở chi dưới khi đứng quá lâu

Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra bệnh:

  • Yếu tố di truyền: Theo thống kê thì khoảng 80% bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch có cha hoặc mẹ mắc bệnh.
  • Giới tính: Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn nam do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, quá trình thai nghén và sở thích mang giày cao gót.
  • Tuổi cao: Tuổi càng cao thì nguy cơ giãn tĩnh mạch càng cao.
  • Nghề nghiệp: các nghề phải đứng quá lâu hay ít vận động như giáo viên, nhân viên bán hàng, nhân viên văn phòng,…
  • Khối lượng cơ thể: gây tác động lên đôi chân khiến máu bị dồn về phía chân
  • Sử dụng thuốc ngừa thai cũng là một yếu tố nguy cơ.
  • Các bệnh lý nhiễm trùng, khối u, sau phẫu thuật có biến chứng tắc mạch, viêm mạch và các thủ thuật khác như bó bột hay phải nằm bất động lâu trong gãy xương… cũng có thể dẫn tới bệnh giãn tĩnh mạch.

Triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch

  • Cảm giác tức nặng và mỏi ở chi dưới khi đứng quá lâu
  • Thỉnh thoảng xuất hiện phù nề ở cẳng chân và bàn chân
  • Đau khi đi lại nhiều
  • Sưng nề và tím ở cẳng chân và mu bàn chân
  • Cảm giác tê, ngứa ở chân, nặng hơn có thể viêm da, xơ cứng, lở loét

Những bài tập ngừa giãn tĩnh mạch

Bài tập đạp xe trên không

Nằm ngửa trên sàn, nâng 2 chân lên cao tạo thành một góc 90 độ
Bạn nên thực hiện liên tục từ 15 – 20 động tác cho 1 lần tập và tập từ 10 – 15 lần
  • Nằm ngửa trên sàn, nâng 2 chân lên cao tạo thành một góc 90 độ theo tư thế đạp xe đạp.
  • Từ từ đưa chân phải ra phía trước theo tư thế đạp xe trong khi vẫn giữ chân trái ở tư thế cũ.
  • Đưa chân phải trở lại vị trí bắt đầu, đưa chân trái ra phía trước giống như chân phải.
  • Đổi chân và tiếp tục thực hiện động tác.
  • Thực hiện liên tục từ 15 – 20 động tác cho 1 lần tập và tập từ 10 – 15 lần.

Bài tập nâng chân

  • Nâng chân sang phía ngang hông là bài tập giãn tĩnh mạch chân có lợi cho cả hông và đùi. Những người gặp vấn đề ở lưng cần thận trọng khi thực hiện và phải ngưng ngay lập tức nếu cảm thấy bị đau lưng.
  • Nằm trên sàn với 2 chân, 2 tay duỗi thẳng theo chân người.
  • Nâng chân phải lên cao nhất có thể và giữ trong ít nhất 30 giây, chân trái để trên mặt sàn hoặc nâng khỏi mặt đất 20 – 30 cm.
  • Đổi chân và lặp lại động tác.
  • Thực hiện liên tục từ 15 – 20 động tác cho 1 lần tập và tập từ 10 – 15 lần.

Bài tập chùng chân

  • Đứng thẳng với hai cánh tay chống hông.
  • Bước một bước dài về phía trước bằng chân trái.
  • Gập đầu gối trái sao cho đùi và cẳng chân tạo thành một góc vuông 90 độ. Chân sau đầu gối gần chạm đất.
  • Giữ lưng thẳng, mắt nhìn về phía trước, 2 tay chống hông.
  • Giữ tư thế này ít nhất 30 giây.
  • Trở lại tư thế đứng để đổi chân và lặp lại động tác từ 10 – 15 lần cho mỗi chân.

Bài tập nhón chân

  • Đứng thẳng với hai chân song song.
  • Từ từ nâng thân người lên cao đứng bằng mũi chân để kéo căng cơ bắp chân. Giữ tư thế này ít nhất 30 giây.
  • Hạ dần thân người đến khi bàn chân chạm sàn.
  • Lặp lại động tác từ 10 – 15 lần.

Bài tập gập ngón chân

  • Trong tư thế ngồi trên sàn, các ngón chân hướng lên trần nhà. Gập người, lấy 2 bàn tay kéo các ngón chân về phía gần người nhất có thể.
  • Giữ nguyên tư thế ít nhất 30 giây rồi thả tay ra khỏi chân.
  • Lặp lại động tác này một cách nhịp nhàng trong 20 lần.

Bài tập nâng 2 chân lên tường

Nằm ngửa trên sàn hoặc trên giường
Người tập giữ tư thế này trong vài phút rồi hạ chân xuống đất
  • Nằm ngửa trên sàn hoặc trên giường.
  • Nâng chân thẳng 2 chân lên trên không hoặc chống chân vào tường.
  • Giữ tư thế này trong vài phút rồi hạ chân xuống đất.
  • Nếu có thể bạn nên giữ tư thế trong 15 phút sẽ tốt cho cơ thể, vì khi đó lượng máu lưu thông ở chân sẽ được giảm bớt bởi cả ngày dài làm việc mệt mỏi. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để hạn chế bệnh giãn tĩnh mạch.

Nâng cao chân ra phía sau

Bài tập này tăng cường sức mạnh cho cơ ở hông, mông, đùi và bắp chân, tốt cho người bị chứng giãn tĩnh mạch chân. Bạn có thể thực hiện vào bất cứ lúc nào trong ngày.

Cách thực hiện

  • Nằm sấp, bụng áp xuống sàn.
  • Nâng chân lên cao tạo góc 30 độ, hai chân chụm lại. Cố gắng duỗi thẳng chân, không gập cong đầu gối.
  • Thực hiện bài tập nhẹ nhàng và chậm rãi để tránh tổn thương cơ bắp.
  • Giữ nguyên tư thế trong 10 nhịp đếm.
  • Trở về tư thế ban đầu.

Thực hiện bài tập giãn tĩnh mạch chân nói trên ít nhất 15 lần/ngày. Nếu tập vào buổi sáng, bạn sẽ thấy nhu động ruột được cải thiện. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không được thực hiện bài tập trên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *