Tin tức

Từ Thiện – Cái nhìn đúng đắn về sự cho đi

Trên thực tế, chúng ta thường thấy có không ít nhà hảo tâm hay các chương trình từ thiện hoàn toàn vì mục đích cá nhân, nhằm đánh bóng tên tuổi, tô vẽ cho bản thân có lòng bao dung, tràn trề lòng thương cảm. Nhưng bên cạnh đó cũng có những hội nhóm, cá nhân làm từ thiện vì mục đích trong sáng khác. Họ vì tất cả những hoàn cảnh nghèo, khó khăn và vì cuộc sống của người cơ nhỡ…Và họ vì bản thân họ mong muốn mang lại những điều tốt đẹp nhất cho những hoàn cảnh kém may mắn hơn mình. Những hành động ấy vô cùng đáng trân trọng và đáng được yêu thương.

Từ thiện là gì?

Về mặt từ ngữ, “từ thiện” là một từ Hán Việt (慈善) được ghép bởi 2 từ: “Từ” và “Thiện”.  “Từ”: nghĩa là thương yêu, vd: “nhân từ” nghĩa là thương người, “từ tâm” nghĩa là lòng thương. “Thiện”: nghĩa là tốt lành, là hiền lành, không làm điều gì trái với đạo đức và pháp luật , vd: “thiện nhân” nghĩa là người hiền, người tốt bụng.

"Từ thiện" có nghĩa là làm việc tốt xuất phát lòng yêu thương (người)
“Từ thiện” có nghĩa là làm việc tốt xuất phát lòng yêu thương (người)

Như vậy có thể tạm hiểu, “từ thiện” có nghĩa là làm việc tốt xuất phát lòng yêu thương (người). Nó có thể là những việc giúp đỡ những người yếu kém, thiếu may mắn. Những hành vi, việc làm tốt mà không xuất phát từ lòng thương thì không được gọi là “Từ Thiện”. Một trong những đặc điểm của “từ thiện” là thường xuất phát từ lòng tự nguyện. Nên không có những nguyên tắc bắt buộc nào. Từ thiện thường phải đi chung với bất vụ lợi (làm không vì lợi ích riêng) và thiện nguyện (tự nguyện làm vì điều tốt).

Từ thiện có thể ở nhiều trạng thái khác nhau: nghe về từ thiện, biết về từ thiện, tìm hiểu về từ thiện, mong muốn làm từ thiện, làm từ thiện. Mở rộng thêm, chúng ta sẽ có những  cụm từ liên quan, vd: “hoạt động từ thiện”, “tổ chức từ thiện”, “hội từ thiện”, “việc từ thiện”. Thêm vào đó sẽ là những thắc mắc như: tại sao nên làm từ thiện, hay  làm từ thiện như thế nào?

Làm một việc thiện là chúng ta đang tích lũy phước đức cho mình

Những người làm việc thiện thường là những người tin vào nhân quả. Nhưng không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa sâu sắc của việc thực hành thiện hạnh. Dẫu biết bất cứ công việc thiện nguyện nào, dù lớn hay nhỏ cũng đều đáng trân trọng. Nhưng nếu chúng ta có cái nhìn đúng đắn về sự cho đi thì thiện hạnh của mình sẽ trọn vẹn và ý nghĩa hơn.

Mỗi khi làm một việc thiện là chúng ta đang tích luỹ phước đức cho mình (dù bạn có tin hay không). Hẳn bạn từng nghe về những người may mắn sống sót trong những vụ tai nạn hy hữu. Người ta nói rằng ‘bởi vì anh chị ấy có phước’. Quả thật, phước đức là thứ sẽ ‘giúp’ chúng ta khi gặp khó khăn hoạn nạn. Giống như người có tiền tiết kiệm hay khoản đầu tư tốt sẽ không sợ cảnh thiếu thốn bần hàn.

Phước đức còn phụ thuộc vào cách hành xử của người hành thiện

Phước đức từ thiện lớn hay nhỏ lại phụ thuộc rất nhiều vào động cơ đằng sau mỗi hành động tử tế. Nó phụ thuộc vào cách hành xử của người hành thiện. Bạn có thể âm thầm làm từ thiện; hay bạn thuộc tuýp người thích chia sẻ cho mọi người biết, điều đó không quan trọng. Điều quan trọng là động cơ và thái độ của bạn.

Từ thiện - cho đi là còn mãi
Từ thiện – cho đi là còn mãi

Có thể vì mủi lòng trước một hoàn cảnh nào đó mà chúng ta làm từ thiện. Nhưng nếu cái tôi quá lớn, chúng ta sẽ cho đi với thái độ của bề trên ban phát cho kẻ dưới, thể hiện quyền lực của mình và muốn được mang ơn. Lại có những người làm phúc được một chút đã khoe khoang, kể công, mong được người khác tung hô, ca ngợi.

Khi đó, việc thiện sẽ mất đi ý nghĩa cao đẹp của nó mà trở thành công cụ để chúng ta vuốt ve bản ngã, nuôi dưỡng tâm kiêu mạn, và nếu bị chạm tự ái, ‘mất hứng’; thì chúng ta sẵn sàng chấm dứt việc từ thiện ngay. Bởi tình yêu thương của mình chưa đủ lớn và hoàn toàn bị bản ngã lấn át. Quan sát kỹ, bạn sẽ thấy rằng trong cuộc sống. Có nhiều việc chúng ta làm nhân danh ‘tình yêu thương’ hay ‘lòng từ bi bác ái’. Nhưng thực chất cũng chỉ vì cái bản ngã vị kỷ của mình mà thôi.

Đừng để cái tôi quá lớn khi hành thiện

Đạo Phật có một cách nhìn rất minh triết về việc thực hành cho đi: Mục đích của việc bố thí. Ví dụ như bạn xây nhà tình nghĩa giúp người nghèo chẳng hạn. Thực ra đó không chỉ vì người cần được giúp đỡ (người nhận) mà chính là vì bạn (người cho). Nói cách khác, bạn là người hưởng lợi nhiều hơn từ thiện hạnh đó.

Nghe có vẻ nghịch lý nhưng sự thật là, ‘Bố thí’ chính là pháp thực hành giúp chúng ta giảm bớt ‘chấp ngã’, xả bỏ sự bám chấp vào những gì là ‘của tôi’, tài sản của tôi, công lao của tôi, danh tiếng của tôi…Đó chính là bài học quý giá nhất mà người cho nhận được. Để đến gần hơn với trí tuệ ‘vô ngã’ – đạt được sự an nhiên tự tại không dính mắc. Bởi chừng nào còn chấp ngã, còn thấy cái tôi của mình lớn quá, còn thấy mình hơn người; mình luôn đúng, luôn thánh thiện hơn người khác, thì cuộc đời mình còn nhiều đau khổ chướng ngại. Khi bạn giúp đỡ ai điều gì, tất nhiên họ sẽ hạnh phúc hơn. Vì thế, người đời thường xem người cho là kẻ ban ơn và người nhận cho là người mang ơn.

Đôi khi người cần nói lời cảm ơn nhiều hơn chính là kẻ cho

Suy ngẫm kỹ, chúng ta sẽ nhận ra rằng. Đôi khi người cần nói lời cảm ơn nhiều hơn chính là kẻ cho, chứ không phải người nhận. Nếu bạn đang làm từ thiện, đang giúp những mảnh đời khó khăn. Hãy cảm ơn vì họ đã cho bạn cơ hội được thực hành cho đi, cơ hội để bạn học cách buông xả, cơ hội để thực hành Bồ Tát đạo và tích luỹ phước đức. Xả một chút tâm tham tức là đã bạn đã bớt đi 1 chút phiền não. Cuộc sống của bạn vì thế sẽ an lạc, hạnh phúc hơn. Đó là tầm nhìn của người trí tuệ.

Làm việc thiện cũng phải đúng cách
Làm việc thiện cũng phải đúng cách

Học được hạnh khiêm nhường như thế khi làm từ thiện thì công đức sẽ rất lớn. Đó cũng là lý do vì sao khi vua Lương Võ Đế – một vị vua có công xây cất biết bao chùa chiền, ấn tống vô số kinh sách – hỏi Tổ Bồ Đề Đạt Ma rằng ‘Trẫm có công đức gì không?’, đã nhận được câu trả lời ‘phũ phàng’ rằng ‘chẳng có chút công đức nào!” Nếu việc thiện hạnh chỉ khiến bạn thêm ngã mạn. Đó là dấu hiệu bạn đang đi sai đường hoặc thực hành chưa đúng cách.

Phân tích như vậy không phải để chúng ta chỉ trích, phán xét lẫn nhau, mà để mỗi người tự soi rọi lại tâm xem mình có đang thực sự thành tâm giúp đời, giúp người, hay chỉ đang quanh quẩn vuốt ve cái bản ngã nhỏ hẹp của mình. Hiểu được điều đó, chúng ta có thể làm thiện hạnh một cách bền bỉ, tràn đầy hỷ lạc và tích luỹ được trọn vẹn công đức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *