Tin tức

Làm thế nào để hợp thửa đất? Thủ tục có tắc rối hay không?

Việc hợp thửa đất không còn là nhu cầu xa lạ của nhiều người dân nữa. Hợp thửa chính là thuật ngữ chỉ việc gộp quyền sử dụng đất của những mảnh đất liền kề chung chủ sở hữu thành một quyền sở hữu chung. Có rất nhiều câu hỏi xung quanh vấn đề này? Thủ tục ra sao? Bao gồm những giấy tờ nào? Có rắc rối hay không? Việc tìm hiểu những thông tin này sẽ giúp người dân trở nên chủ động. Có thể chuẩn bị được những giây tờ cần thiết để quá trình làm thủ tục được nhanh hơn. Hiểu được điều này, bài viết sẽ mang đến cho bạn những thông tin cực bổ ích. Còn chờ gì mà không xem ngay bài viết này nhỉ?

Thế nào là hợp thửa đất?

Chỉ các thửa đất có cùng mục đích sử dụng thì mới được hợp thửa
Chỉ các thửa đất có cùng mục đích sử dụng thì mới được hợp thửa

Hợp thửa là gộp các quyền sử dụng đối với các thửa đất liền kề của một chủ sở hữu. Và bạn sẽ chuyển thành một quyền sử dụng đất chung cho các thửa đất. Nói cách khác, hợp thửa là đăng ký một quyền sử dụng đất mới tương ứng với thửa đất mới được tạo thành từ hai hay nhiều thửa đất liền kề cùng chủ ban đầu. Kết quả của thủ tục hợp thửa là một quyền sử dụng đất mới tương ứng với thửa đất mới được hợp thành từ hai hay nhiều thửa đất liền kề ban đầu.

Muốn hợp thửa đất cần đạt điều kiện gì?

Quy định về hợp thửa được nêu rõ trong Luật Đất đai 2013, theo đó:

  • Các thửa đất được hợp thửa phải liền kề nhau. Bởi khi hợp hai thửa đất thành một thửa thì thửa đất mới được hình thành sau khi hợp phải được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ. Muốn phần diện tích thửa đất hình thành sau hợp thửa được giới hạn bằng ranh giới xác định thì các thửa đất ban đầu phải liền kề nhau.
  • Các thửa đất phải có cùng mục đích sử dụng. Như vậy, đất không cùng mục đích sử dụng thì phải chuyển đổi mục đích sử dụng một trong hai thửa trước khi tiến hành thủ tục hợp thửa. Và thửa đất hình thành từ việc hợp thửa sẽ có mục đích sử dụng giống nhau trên toàn diện tích thửa đất.
  • Diện tích thửa đất sau khi được hợp thửa không vượt hạn mức theo quy định. Tùy từng địa phương và mục đích sử dụng đất mà hạn ức này sẽ có khác nhau. Nếu ngoài hạn mức theo quy định, người sử dụng đất sẽ bị hạn chế quyền lợi. Hoặc có thể sẽ không được áp dụng các chế độ miễn giảm theo quy định của pháp luật.
  • Các mảnh đất hợp thửa thuộc cùng chủ sở hữu. Nếu không thì cần chuyển nhượng quyền sử dụng đất trước khi hợp thửa.

Ai được phép hợp thửa đất?

Thủ tục hợp thửa áp dụng với:

  • Hộ gia đình.
  • Cá nhân.
  • Cộng đồng cư dân.
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Những đổi tượng trên được quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở Việt Nam.

Các thủ tục và hồ sơ cần thiết để hợp thửa đất

Bạn cải phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ trước khi hợp thửa
Bạn cải phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ trước khi hợp thửa

Hồ sơ xin hợp thửa đất liền kề bao gồm:

  • Mẫu đơn đề nghị hợp thửa (theo mẫu số 11DK).
  • Bản gốc sổ đỏ/Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân.

Trong trường hợp thay đổi chứng minh thư nhân dân hoặc địa chỉ ghi trên sổ đỏ. Chủ sở hữu cần mang thêm các giấy tờ:

  • Bản sao chứng minh thư nhân dân mới hoặc sổ hộ khẩu.
  • Giấy tờ chứng minh thay đổi nhân dân nếu thông tin của người có trên sổ đỏ thay đổi.

Hướng dẫn viết đơn:

  • Mẫu số 11DK được sử dụng trong trường hợp người sử dụng đất đề nghị tách một thửa thành nhiều thửa mới hoặc đề nghị hợp hai hay nhiều thửa thành một thửa duy nhất.
  • Đề gửi đơn: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư ghi đề gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất; Tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì đề gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất.
  • Điểm 1 ghi tên và địa chỉ của người sử dụng đất theo thông tin trên Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, đối với cá nhân ghi rõ họ, tên, năm sinh, số CMND, ngày và nơi cấp CMND; với người nước ngoài hoặc Việt Nam định cứ ở nước ngoài ghi họ tên, năm sinh, số hộ chiếu, ngày và nơi cấp hộ chiếu, quốc tịch; với hộ gia đình ghi chữ “Hộ ông/bà” và ghi họ tê,n ăm sinh, số CMND, ngày và nơi cấp CMND của cả vợ và chồng; đối với tổ chức thì ghi tên tổ chức, ngày tháng thành lập, số và ngày, cơ quan ký quyết định thành lập hoặc số giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư.
  • Điểm 2 ghi thông tin về thửa đất như trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Ký và ghi rõ họ tên ở cuối “Phần khai của người sử dụng đất”. Với trường hợp ủy quyền thì người được ủy quyền ký, ghi rõ họ tên và ghi “được ủy quyền”, với tổ chức sử dụng đất thì ghi họ tên, chức vụ người viết đơn, đồng thời đóng dấu của tổ chức.

Thủ tục xin hợp thửa đất

Quy trình hợp thửa gồm các bước sau:

  • Bước 1 – Nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất hoặc phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trương trong trường hợp địa phương chưa có văn phòng đăng ký đất đai hoặc UBND cấp xã. Cơ quan tiếp nhận sẽ kiểm tra hồ sơ. Và trong thời gian tối đa 3 ngày phải thông báo người muốn hợp thửa. Nhằm bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
  • Bước 2 – Tiếp nhận hồ sơ: Văn phòng tiếp nhận hồ sơ ghi thông tin vào sổ tiếp nhận. Và sau đó đưa Phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ.
  • Bước 3 – Giải quyết: Văn phòng đăng ký đất đai tiến hành đo đạc địa chính. Rồi tiến hành lập hồ sơ gửi UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận. Văn phòng đăng ký đất đai cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính.
  • Bước 4 – Trả kết quả: Văn phòng đăng ký đất đai trả Giấy chứng nhận cho người nộp đơn hoặc chuyển đến UBND cấp xã nếu người nộp nộp tại UBND cấp xã trong vòng 3 ngày kể từ khi có kết quả.

Hợp thửa đất cẩn tốn phí gì và chờ bao lâu?

Chi phí hợp thửa sẽ tùy thuộc vào khu vực của mỗi địa phương
Chi phí hợp thửa sẽ tùy thuộc vào khu vực của mỗi địa phương

Chi phí hợp thửa bao gồm lệ phí địa chính, lệ phí thủ tục, được quy định bởi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Trong trường hợp người nộp muốn cấp đổi sổ đỏ thì sẽ phải nộp thêm lệ phí cấp đổi sổ đỏ. Thời gian xử lý hợp thửa không quá 15 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận đủ giấy tờ cần thiết. Với những nơi vùng sâu, vùng xa thì thời gian không quá 25 ngày làm việc. Thời gian trên chưa tính thời gian tiếp nhận hồ sơ, thời gian người sử dụng đất thực hiện các nghĩa vụ tài chính hay trưng cầu giám định, xem xét xử lý vi phạm luật đất đai Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời gian cấp Giấy chứng nhận lần đầu:

  • Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
  • Không quá 40 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *