Tin tức

Chính sách giảm lệ phí trước bạ với ô tô nội địa được xét duyệt

Trước làn sóng Covid lần thứ tư, chính phủ cũng đã đưa ra rất nhiều chính sách để hỗ trợ người dân cũng như các doanh nghiệp để cùng vượt qua giai đoạn khó khăn này. Mới đây, theo nghị quyết mới được ban hành, chính sách giảm lệ phí trước bạ cho ô tô nội địa đang được xét duyệt. Thị trường ô tô trong nước trước giờ vẫn chưa thể cạnh tranh lại với xe nhập khẩu. Qua đó, hỗ trợ này của nhà nước sẽ giúp các doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào. Nhằm tăng tổng cầu, tổng cung để giúp tăng thị phần ô tô trong nước. Nhưng bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần chủ động cải tiến công nghệ và cạnh tranh giá thành.

Gia tăng sức cạnh tranh của ngành ô tô trong nước

Trong Nghị quyết 105 mới ban hành, Chính phủ giao Bộ Tài chính xem xét gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ. Đặc biệt, giảm lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất trong nước. Giống như năm 2020, đây là chính sách hỗ trợ được kỳ vọng có tiềm năng. Nhằm giúp gia tăng sức cạnh tranh trong ngắn hạn của ngành ô tô trong nước. Cùng nhìn vào tốc độ tăng trưởng doanh số 6 tháng đầu năm. Xe nhập khẩu vẫn đang vượt trội so với xe trong nước. Do đó, chính sách hỗ trợ phù hợp thời điểm này là hợp lý. Nó sẽ giúp gia tăng sức cạnh tranh của ngành ô tô nội địa.

Chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô nhằm thúc đẩy ngành ô tô nội địa
Chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô nhằm thúc đẩy ngành ô tô nội địa

Đặc biệt, Bộ Tài chính xem xét, nghiên cứu trình Chính phủ; Thủ tướng Chính phủ tiếp tục gia hạn thời gian. Đối với nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết năm 2021. Nghiên cứu, đánh giá tác động để xem xét việc giảm lệ phí trước bạ. Đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước theo thời gian phù hợp với tình hình dịch COVID-19.

Xem xét giảm lệ phí trước bạ với ô tô trong nước

Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khuyến khích tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí. Để tiếp tục giảm lãi suất cho vay đối với các khoản vay hiện hữu và khoản vay mới. Chính sách này nhằm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh. Khẩn trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi phí. Giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Theo hướng mở rộng đối tượng, phạm vi, thời gian được áp dụng chính sách. Đảm bảo phù hợp với diễn biến thực tế của dịch bệnh, hoàn thành trong tháng 9.

“Rõ ràng chính sách này sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí đầu vào. Nó giúp người mua giảm chi phí mua các sản phẩm ô tô. Điều này giúp tăng tổng cầu, tổng cung, từ đó giúp tăng thị phần ô tô trong nước”, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho hay. “Đây là giai đoạn có nhiều dòng xe mới ra mắt. Đặc biệt dòng crossover được người dân Việt Nam ưa chuộng. Bên cạnh đó, xe điện cũng có những bước đi đầu tiên”. Ông Nguyễn Thúc Hoàng Linh là người tiêu dùng, cho biết.

Doanh nghiệp cần chủ động lên phương án cần thiết

Nhận hỗ trợ giảm chi phí đầu vào nhưng doanh nghiệp cần chủ động trong chiến lược cạnh tranh
Nhận hỗ trợ giảm chi phí đầu vào nhưng doanh nghiệp cần chủ động trong chiến lược cạnh tranh

Tuy nhiên, chuyên gia cũng khuyến nghị, đây chỉ là hỗ trợ mang tính ngắn hạn. Cần có những cân đối phù hợp để hài hòa với cam kết quốc tế và năng lực cạnh tranh dài hạn của chính các hãng xe nội. “Các doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị phương án liên quan đến đổi mới công nghệ, cạnh tranh giá thành. Thay vì chỉ trông chờ vào các chính sách hỗ trợ”, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định.

Dự báo những tháng cuối năm, với khoảng 30 mẫu xe mới ra mắt, cùng hàng loạt chính sách giảm giá. Và tiến độ mở cửa trở lại nền kinh tế, chính sách hỗ trợ phù hợp. Tất cả sẽ là cơ hội lớn để thị trường xe Việt Nam vượt qua đại dịch.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *