Tin tức

Người cao tuổi cần chú ý đến chất lượng bữa ăn để tăng đề kháng

Hiện này, tình hình diễn biến của dịch bệnh covid-19 đang diễn ra rất phức tạp. Bởi các biển thể mới của covid-19 luôn xuất hiện và tốc độ lây lan nhanh hơn. Làm cho tình trạng kiểm soát dịch bệnh trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, chúng ta phải tuân thủ những quy định phòng chống dịch một cách tốt nhất. Bên cạnh đó luôn đảm bảo sức đề kháng của tất cả các thành viên trong gia đình. Việc bổ sung chất đề kháng không đơn giản chỉ bổ sung vitamin C từ cam, quýt,… Mà còn là qua những bữa ăn trong gia đình. Đặc biệt, những gia đình có những đối tượng có sức đề kháng yếu như người bệnh, người cao tuổi, trẻ nhỏ,… thì cần phải hết sức chú ý đến việc này. 

Hôm nay chuyên mục Dinh dưỡng sẽ mang đến những vấn đề liên quan đến tăng sức đề kháng của người cao tuổi. Những thực phẩm nào nên xuất hiện trong bữa ăn trong gia đình để đảm bảo sức đề kháng cho người cao tuổi. Bài viết có chủ đề “Người cao tuổi cần chú ý đến chất lượng bữa ăn để tăng đề kháng” sẽ giúp bạn đọc biết được những thực phẩm nào nên ưu tiên trong chế độ ăn dành cho người cao tuổi.

Ưu tiên những thực phẩm dễ tiêu hóa

Người cao tuổi ăn đủ ba bữa mỗi ngày, ưu tiên thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa. Không nên ăn chay trường, bổ sung đủ nước và duy trì vận động nhẹ tại nhà. Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng Khoa Khám Tư vấn Dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết nhóm người cao tuổi, nhất là người cao tuổi có các bệnh lý nền thường khó chống đỡ nếu không may mắc Covid-19. Do đó, gia đình cần lựa chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp để tăng đề kháng, ăn đủ bữa. Không được bỏ bữa để hạn chế nguy cơ hạ đường huyết. Đặc biệt với người bệnh đái tháo đường, ưu tiên các thực phẩm dễ tiêu hóa, dễ hấp thu như cháo, soup… Để cải thiện hệ miễn dịch, phòng chống dịch bệnh.

Nên ưu tiên thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa
Nên ưu tiên thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa

Người cao tuổi nên lựa chọn thực phẩm cân đối trong 4 nhóm. Đó là bột đường, chất đạm, chất béo và nhóm vitamin, khoáng chất và các chất xơ. Ăn đủ ba bữa mỗi ngày. Không ăn vặt vì điều này khiến không kiểm soát được năng lượng hấp thu. Ngoài ra, đồ ăn vặt thường chứa nhiều đường, chất béo gây hại cho sức khỏe. Không lạm dụng vitamin C để phòng ngừa Covid-19. Không ăn quá no, ăn đúng giờ. Trong nhóm thực phẩm có chất đạm nên ưu tiên ăn thủy, hải sản. Tiếp đến là đạm từ gia cầm rồi đến đạm từ gia súc. Lưu ý cân đối đạm động vật và thực vật, không nên ăn chay trường. Bổ sung thêm chất xơ từ rau, hoa quả.

Uống đủ lượng nước cho phép tùy theo độ tuổi

Uống đủ nước giúp chuyển hóa các chất dễ dàng, làm sạch cơ thể, giảm tình trạng táo bón. Tuy nhiên, người già chỉ nên uống đủ, không nên uống nhiều vì khả năng chuyển hóa đã bị giảm đi. Cụ thể, người cao tuổi không có bệnh lý về tim mạch, phổi tắc nghẽn, có thể uống 30-35 ml/kg/ngày. Theo đó, một người già, cân nặng 50 kg nên uống khoảng 1,5 đến 1,7 lít mước một ngày. Nếu tập luyện mất mồ hôi, chúng ta có thể uống thêm chút nữa. “Nên uống chia đều ra trong ngày, không nên uống nhiều trong một lần để tránh cho tim mạch phải làm việc nhiều”, bác sĩ Hưng nói.

Chú ý đến lượng nước cung cấp vào cơ thể mỗi ngày
Chú ý đến lượng nước cung cấp vào cơ thể mỗi ngày

Ngoài ra, lượng nước cung cấp cho cơ thể tùy theo độ tuổi. Với người dưới 50 tuổi nên uống khoảng 40 ml/kg/ngày hay người có cân nặng 50 kg nên uống khoảng 2 l/ngày.

Hạn chế trữ quá nhiều đồ trong tủ lạnh

Không đổ xô theo trào lưu mua sả, tỏi, gừng để uống. “Việc dùng thái quá, theo phong trào và không có hàm lượng, liều lượng đúng quy chuẩn là việc không nên”, bác sĩ nhấn mạnh. “Chưa kể, nước tỏi có thể làm bỏng, rộp, có người bị kích ứng ở niêm mạc dạ dày nếu dùng hàm lượng không được kiểm soát”. Bác sĩ khuyến cáo gia đình nên dùng thực phẩm tươi sống. Không dự trữ thức ăn quá nhiều, quá lâu.

Tránh trữ quá nhiều thức ăn
Tránh trữ quá nhiều thức ăn

Hạn chế trữ quá nhiều đồ trong tủ lạnh. Thực phẩm sau khi chế biến nên ưu tiên dùng ngay. Các loại thực phẩm cũng nên để nhiệt độ phù hợp (loại ngăn mát, loại trữ đông). Tách riêng thực phẩm chín, sống trong lúc bảo quản. Đánh dấu ngày trữ để biết thời hạn trữ đông của từng loại đồ ăn, thực phẩm. Quan trọng nhất, người cao tuổi có bệnh nền như hen, đái tháo đường, tim mạch, ung thư, tăng huyết áp, suy thận mạn tính… Phải tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Uống đúng thuốc và đủ thuốc theo đơn. Tuyệt đối không bỏ điều trị khiến bệnh trở nặng.

Đặc biệt, trong thời gian giãn cách xã hội, người dân vẫn phải giữ tinh thần thoải mái. Và duy trì vận động trong nhà để tăng sức đề kháng cho cơ thể. “Chúng ta phải xác định Covid-19 có thể kéo dài nên vẫn duy trì tập luyện bằng nhiều hình thức tại nhà. Tập thể dục tốt cho sức khỏe chung, làm tăng sự dẻo dai, duy trì khối cơ và tiêu hao mỡ, giảm các nguy cơ mắc bệnh”, bác sĩ nói.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *