Tin tức

List đồ dùng trong nhà cần thay mới liên tục để bảo vệ sức khoẻ

Các ngôi nhà ngày càng hiện đại và chứa đầy các thiết bị điện tử, gia dụng.. Chúng được thiết kế để làm cho cuộc sống của chúng ta dễ dàng và thuận tiện hơn. Dù vậy, cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của các dụng cụ gia đình nhỏ khác như khăn lau nhà bếp, miếng rửa chén.. Những vật dụng này dù bé nhưng lại giúp ích trong cuộc sống hàng ngày của bạn rất nhiều. Tuy nhiên, khác với các thiết bị thông minh thường tồn tại trong gia đình khá lâu, thậm chí là vài chục năm thì những thứ đó lại nên thay thế theo định kỳ. Và để bảo vệ sức khoẻ gia đình bạn tốt hơn hãy cùng bỏ túi danh sách các đồ dùng trong nhà cần thay mới thường xuyên ngay trong bài dưới đây.

Thay ruột gối theo định kỳ

Ruột gối là đồ dùng trong nhà cần thay mới thường xuyên bởi hai nguyên nhân chính sau:

“Mạt bụi” từ ruột gối gây ngứa, dị ứng

Mạt bụi là một loài mạt (rệp nhỏ) thuộc lớp hình nhện. Chúng có kích thước rất nhỏ khoảng 1/4 mm, mắt thường con người không thể nhìn thấy. Đặc biệt mạt bụi là tác nhân gây ra phần lớn trường hợp dị ứng. Đặc biệt là dị ứng da như nổi mẩn ngứa, sưng tấy, ngứa ngáy. Nhiều người thường ngủ khi tóc còn ướt, đổ nhiều mồ hôi vào ban đêm hoặc chảy nước miếng khi ngủ, đó là môi trường sống yêu thích của mạt bụi.

Các bào tử nấm trong ruột gối ảnh hưởng tới hô hấp

Thay ruột gối thường xuyên để bảo vệ sức khoẻ của bạn
Thay ruột gối thường xuyên để bảo vệ sức khoẻ của bạn

Các nhà nghiên cứu thuộc Trường đại học Manchester, Anh phát hiện, ruột gối được sử dụng hơn 1,5 năm chứa hàng ngàn bào tử nấm. Các bào tử nấm có thể xâm nhập vào đường hô hấp. Nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn, viêm mũi. Để đảm bảo nhất, định kỳ 6 tháng – 1 năm nên thay ruột gối 1 lần.

Thảm chùi chân nên thay 6 tháng 1 lần

Thảm chùi chân luôn ngoài tác dụng thấm nước, chất dơ để chân được sạch sẽ thì còn là đồ dùng trong nhà chứa nhiều vi khuẩn nhất. Do đó phải thay mới định kỳ thảm chùi chân. Tốt nhất là thay sau 6 tháng 1 lần để đảm bảo sức khỏe.

Thay khăn mặt thường xuyên

– Thứ nhất, khăn lau mặt thường tiếp xúc với nước, phơi chưa khô ráo nên sẽ tạo độ ẩm lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi.

– Thứ hai, khăn lau mặt thường để trong nhà vệ sinh, môi trường ẩm ướt của nhà vệ sinh dễ khiến khăn lau mặt trở thành ổ vi khuẩn gây bệnh.

– Thứ ba, mỗi lần sử dụng khăn lau mặt, vi khuẩn trên da mặt và từ những nguồn khác di dời đến khăn. Nó kết hợp với những vi khuẩn trên khăn lau mặt sẽ không ngừng sinh sôi. Thời gian sử dụng khăn lau mặt càng kéo dài thì vi khuẩn sinh sôi càng nhanh chóng.

Thông thường, những loại vi khuẩn này sẽ không gây hại đến sức khỏe của bạn. Nhưng chỉ cần bạn có vết thương hở hoặc hệ miễn dịch suy giảm, thì số vi khuẩn trên khăn lau mặt có khả năng sẽ gây ra bệnh. Lời khuyên cho bạn là sau 3 tháng nên thay khăn lau mặt 1 lần.

Không nên sử dụng gia vị để quá lâu

Do tính chất sản phẩm, bạn nên thay mới gia vị nhà bếp theo định kỳ để đảm bảo hương vị cũng như an toàn
Do tính chất sản phẩm, bạn nên thay mới gia vị nhà bếp theo định kỳ để đảm bảo hương vị cũng như an toàn

Tùy theo hạn sử dụng của gia vị bạn mua bạn nên kiểm tra thường xuyên. Với những gia vị ít sử dụng thay mới ít nhất 2 năm một lần. Nguyên nhân bởi vì gia vị có xu hướng mất đi tính chất và hương vị của chúng sau thời gian dài sử dụng.

Thay dụng cụ rửa chén thường xuyên

Ngoài nhà vệ sinh, nhà bếp cũng là nơi ẩm ướt chứa nhiều vi khuẩn. Chẳng hạn trực khuẩn, khuẩn Moraxella catarrhalis, nấm mốc, nấm men. Đặc biệt vật dụng chứa nhiều vi khuẩn trong nhà bếp chính là miếng rửa chén. Miếng rửa chén là nơi cư ngụ của nhiều vi khuẩn. Chỉ sau 2 ngày khử trùng, vi khuẩn trên miếng rửa chén vẫn có thể sinh sôi nhanh chóng. Lời khuyên đưa ra là sau 1 tháng nên thay miếng rửa chén 1 lần.

Thớt thái thực phẩm

Những khe nứt, vết lõm hay vết cắt đan chéo nhau (do dùng quá lâu) trên bề mặt thớt có thể là nơi ẩn náu tốt của vi sinh vật. Khi dùng thớt, các mảnh vụn của thực phẩm cũng có thể bám lại trong các kẽ hở này và trở thành môi trường tốt cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở nhanh. Đây là nguyên nhân chính cho những nguồn bệnh phát sinh, lây nhiễm vào các thực phẩm ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ. Vì vậy, khi thớt có các vết nứt chính là lúc cần thay thớt kịp thời. Cần kiểm tra và vệ sinh các vật dụng trong nhà thường xuyên. Nó vừa giữ được độ bền cũng như bảo vệ an toàn sức khỏe của mình nhé!

Dụng cụ lau dọn nhà bếp

Sử dụng khăn lau chuyên dụng để vệ sinh bếp và đừng quên thay mới chúng định kỳ
Sử dụng khăn lau chuyên dụng để vệ sinh bếp và đừng quên thay mới chúng định kỳ

Nhiều người thường sử dụng khăn lau nhà bếp đến khi rách nát mới thay khăn mới. Tuy nhiên, khăn lau nhà bếp lại chứa rất nhiều vi khuẩn nguy hiểm. Vì vậy, nên thay giẻ lau thường xuyên. Những chiếc giẻ lau được dùng trong khu vực nấu ăn nên thay hai tuần một lần. Đồng thời phải khử trùng, có thể vò bằng nước nóng khoảng 3-4 phút. Giẻ lau phải là vải chuyên dụng. Nên sử dụng màu sắc để phân biệt các mục đích để tránh lây nhiễm chéo.

Lược chải tóc

Tuổi thọ trung bình của lược chỉ là một năm. Ngay cả khi bạn cọ rửa thường xuyên. Vì vậy, mỗi năm bạn nên thay đổi lược chải của mình. Đây cũng là mẹo chăm sóc hay để đảm bảo lược chải tóc lúc nào cũng an toàn với tóc và da đầu.

Đũa là dụng cụ trong nhà nên thay định kỳ

Đũa mỗi khi rửa xong sẽ để lại các vết nứt, lâu dần tích tụ cặn bẩn và vết dầu mỡ. Ngoài ra, đôi khi nếu không được lau khô hoặc khử trùng sau khi rửa, trên đũa có thể xuất hiện các khuẩn gây hại. Từ đó xâm nhập vào đường hô hấp, dạ dày, đường ruột và các bộ phận khác. Nó gây ra các bệnh về đường hô hấp, viêm dạ dày, viêm gan, thậm chí là ung thư. Vì vậy, đũa là đồ dùng trong nhà nên thay định kỳ 3-6 tháng một lần. Thường xuyên chú ý vệ sinh và giữ đũa khô ráo, khử trùng thường xuyên. Nếu phát hiện đũa bị mốc, biến dạng thì nên vứt bỏ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *