Tin tức

Triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số tại Quảng Nam

Theo thông tin được cập nhật mới dây nhất, tỉnh Quảng Nam sẽ thực hiện quyết định số 749/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Mục tiêu của việc triển khai lần này là muốn chuyển đổi số toàn bộ trên phạm vi của toàn tỉnh để đưa Quảng Nam trở thành 1 trong 10 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương có chỉ số cao nhất về kinh tế số của cả nước. Bên cạnh đó là sự hình thành và sự phát triển của môi trường phục vụ tối đa sản xuất, kinh doanh cũng như sinh hoạt của người dân nơi đây.

Quảng Nam hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số

Quảng Nam sẽ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh, tạo ra các giá trị mới cho doanh nghiệp… Ngày 20-9, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, vừa ký ban hành Kế hoạch Hỗ trợ doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa triển khai chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025. Quảng Nam sẽ tìm kiếm, đánh giá, lựa chọn các DN tiềm năng, ưu tiên lĩnh vực sản xuất, chế biến, nông nghiệp, du lịch… để hỗ trợ chuyển đổi số

Quảng Nam hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số
Quảng Nam sẽ tìm kiếm, đánh giá, lựa chọn các DN tiềm năng

Theo đó, Quảng Nam xác định mục tiêu hỗ trợ các DN nhỏ và vừa trong việc thực hiện chuyển đổi số đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản trị. Giúp các DN tối ưu hóa hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh, tạo ra các giá trị mới cho DN. Góp phần phát triển kinh tế số trên địa bàn tỉnh.

Quảng Nam đặt ra mục tiêu từ nay đến năm 2025. Có tối thiểu 1.000 lượt DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh được tham gia các hội thảo, khóa đào tạo, tập huấn. Để nâng cao nhận thức về chuyển đổi số. Phấn đấu 40% DN trên địa bàn tỉnh ứng dụng các hình thức thương mại điện tử, 50% DN có website riêng để quảng bá thương hiệu, sản phẩm; hỗ trợ tối thiểu 100 DN thử nghiệm các nền tảng số để chuyển đổi số.

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan nhà nước

Theo kế hoạch, tỉnh Quảng Nam sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về chuyển đổi số DN. Triển khai các khóa tập huấn, đào tạo về chuyển đổi số cho DN. Tổ chức đào tạo chuyên sâu theo quy mô, giai đoạn, lĩnh vực, nền tảng chuyển đổi số cụ thể cho DN… Quảng Nam sẽ tìm kiếm, đánh giá, lựa chọn các DN tiềm năng, ưu tiên lĩnh vực sản xuất, chế biến, nông nghiệp, du lịch… Để hỗ trợ chuyển đổi số, triển khai các gói hỗ trợ chuyển đổi số chuyên biệt cho từng doanh nghiệp sau khi được đánh giá và lựa chọn tăng cường cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan nhà nước
Tối ưu hoá hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Tổ chức các hoạt động tư vấn, giới thiệu, kết nối các doanh nghiệp có nhu cầu với các doanh nghiệp cung cấp giải pháp chuyển đổi số. Để triển khai thử nghiệm, tiến tới triển khai chính thức các giải pháp nền tảng. Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử điển hình. Tham gia các sàn thương mại điện tử, website có chức năng thương mại điện tử. Kết nối, liên kết với các sàn giao dịch kết nối cung – cầu theo từng ngành/lĩnh vực. Quảng Nam cũng sẽ tổ chức khen thưởng, vinh danh các DN chuyển đổi số tiêu biểu…

Một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế số

Một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế số
Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến
  • Thúc đẩy phát triển kinh tế số với trọng tâm là phát triển doanh nghiệp công nghệ số. Chuyển dịch từ lắp ráp, gia công về công nghệ thông tin sang làm sản phẩm công nghệ số, công nghiệp 4.0. Phát triển nội dung số, công nghiệp sáng tạo, kinh tế nền tảng; kinh tế chia sẻ, thương mại điện tử và sản xuất thông minh. Thúc đẩy chuyển đổi số trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Và quản lý của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao năng suất lao động. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế của tỉnh.
  • Phát triển doanh nghiệp công nghệ số, bao gồm: Các doanh nghiệp khởi nghiệp ứng dụng công nghệ số. Để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới trong các ngành, lĩnh vực kinh tế – xã hội. Các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo về công nghệ số.
  • Phát triển sản phẩm nội dung số, truyền thông số, quảng cáo số. Phát triển công nghiệp sáng tạo, hệ sinh thái nội dung số trên địa bàn tỉnh đa dạng, hấp dẫn.
  • Phát triển thương mại điện tử của tỉnh. Xây dựng thị trường thương mại điện tử lành mạnh có tính cạnh tranh và phát triển bền vững. Trong đó hỗ trợ ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng.
  • Tăng cường xây dựng các hệ thống hạ tầng và dịch vụ. Nhằm hỗ trợ phát triển thương mại điện tử.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *