Tin tức

Các doanh nghiệp dệt may có sự biến động về lợi nhuận

Như mọi người cũng đã biết, 6 tháng đầu năm 2021 nền kinh tế Việt Nam chúng ta chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh tác động. Nó khiến cho hầu hết mọi hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu hay về cuộc sống sinh hoạt đều gặp phải vô vàng các khó khăn. Một số doanh nghiệp phải dừng hoạt động, còn một số cố gắng trụ lại khi thị hiện biện pháp 5K làm ở tại chỗ. Hiện nay, các doanh nghiệp trên thành phố luôn có sự biến động về lợi nhuận. Ngay trong bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tham khảo thêm thông tin chi tiết để nắm rõ tình hình hơn nữa nhé.

Lợi nhuận của các doanh nghiệp dệt may sụt giảm

Bất chấp hàng loạt dự báo lạc quan về cơ hội tăng trưởng của ngành dệt may được đưa ra hồi đầu năm. Kết quả kinh doanh của các DN dệt may cho thấy có không ít DN đang phải đối mặt với khó khăn.

Dệt may Thành Công lần đầu báo lỗ do các tỉnh phía Nam giãn cách vì COVID-19. Trong khi Dệt may TNG tiến tục lãi lớn do địa phương ít chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Hai ông lớn của ngành dệt may là Công ty cổ phần Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (mã TCM). Và Công ty cổ phần Đầu tư và thương mại TNG (mã TNG) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 8 với sắc thái trái ngược. Trong khi TCM ngậm ngùi báo lỗ thì TNG giữ vững phong độ. Cụ thể, doanh thu tháng 8 của TCM đạt hơn 10,5 triệu USD (khoảng 242 tỷ đồng); giảm 23% so với cùng kỳ và lỗ sau thuế hơn 282 ngàn USD (tương đương 6,5 tỷ đồng).

Lợi nhuận của các doanh nghiệp dệt may sụt giảm
Ngành dệt may lỗ nặng vì dịch bệnh tác động

Doanh thu lũy kế 8 tháng đạt 106 triệu USD, lợi nhuận lũy kế sau thuế đạt 5,4 triệu USD. TCM cho biết đã nhận đơn hàng đến cuối 2021 và quý I/2022. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh. Doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đơn hàng làm việc theo phương thức “3 tại chỗ”.

Thị trường giá lao theo

Thị trường xuất khẩu trong tháng của TCM chủ yếu là châu Á hơn 57%, châu Mỹ 38%. Còn lại là châu Đại Dương và châu Âu. Ở chiều tươi sáng hơn, TNG vừa công bố báo cáo tài chính tháng 8 với doanh thu hơn 577 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 29 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ 2020. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2021, doanh thu thuần TNG tăng 16% lên mức 3.544 tỷ đồng; tương ứng với việc hoàn thành 74% kế hoạch. Trừ đi các khoản thuế phí, TNG lãi ròng xấp xỉ 142 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ. Và hoàn thành 81% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm. Từ đầu năm, giá cổ phiếu TNG cũng tăng tốc phi mã 100,6% lên 31.300 đồng; tương ứng mỗi cổ phiếu thêm 15.700 đồng.

Thị trường giá lao theo
Sản phẩm giảm mạnh kéo lợi nhuận của các DN lao dốc

Những tháng cuối năm, báo cáo đánh giá của TCM cho thấy ngành dệt may đối mặt nhiều nguy cơ. Cụ thể, chuỗi cung ứng dệt may có thể bị đứt gãy do thiếu sự điều hành thống nhất của các địa phương trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, nguyên liệu. Mô hình sản xuất “3 tại chỗ” cũng bộc lộ nhiều bất cập do quy mô của doanh nghiệp may rất lớn nên khó đáp ứng được yêu cầu. “Do đó, từ tốc độ phục hồi mạnh mẽ trong quý II với lượng đơn hàng đã ký đến hết năm và quý I/2022. Doanh nghiệp dệt may lâm vào tình cảnh không thể sản xuất được. Toàn ngành dệt may hiện chỉ vận hành được 10 đến 15% công suất”, báo cáo TCM nêu.

Triển vọng nửa cuối năm không hoàn toàn thuận lợi

Bộ Công Thương dự báo nhờ hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại tự do; hoạt động xuất khẩu dệt may trong nửa cuối của năm nay sẽ nhiều “điểm sáng”. Đặc biệt khi các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc mở cửa trở lại và tăng cầu nhập khẩu. Trong đó, Hiệp định EVFTA mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội xuất khẩu sang EU. Bởi mức thuế suất ưu đãi sẽ tạo điều kiện để hàng dệt may Việt Nam giảm giá thành; đủ năng lực cạnh tranh với các nước khác.

Triển vọng nửa cuối năm không hoàn toàn thuận lợi
Doanh nghiệp dệt may đang cố gắng lội ngược dòng trong nửa đầu năm

Hay hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Với việc chỉ yêu cầu công việc cắt may được thực hiện tại Việt Nam. Mà không quan trọng nơi sản xuất sẽ giúp các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế khi xuất vào Nhật Bản. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất đối với các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may lúc này không phải là sức cầu thị trường. Mà là đảm bảo ổn định sản xuất trong bối cảnh dịch bệnh và sự ách tắc trong khâu logistics. Giá thuê container tăng vọt và thiếu hụt nguồn cung container ở các tuyến vận tải biển quốc tế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *