Tin tức

Các đơn vị kinh doanh BĐS chuyển mình trong thời kỳ đại dịch

Các đơn vị kinh doanh BĐS đã có những bước chuyển mình trong giai đoạn khó khăn hiện tại. Các cuộc tọa đàm về bất động sản đã và đang được tổ chức sôi nổi trên các nền tảng trực tuyến. Mặc dù gắn mác là những buổi tọa đàm, thương thảo,… Tuy nhiên, thực chức đó lại là một hình thức của truyền thông và kinh doanh. Hay nói chính xác hơn là những buổi giới thiệu, chào hàng dự án bất động sản mới. Nhờ đó giúp kích cầu mua sắm bất động sản trong thời kỳ dịch bệnh khó khăn. Và đó cũng có một ví dụ điển hình nhất cho việc “sống chung với đại dịch”.

Các đơn vị kinh doanh BĐS sẵn sàng “sống chung với dịch”

Tọa đàm online chỉ là một hình thích kích cầu cho lĩnh vực kinh doanh BĐS
Tọa đàm online chỉ là một hình thích kích cầu cho lĩnh vực kinh doanh BĐS

Từ tháng 8 tới nay, thị trường bất động sản miền Bắc sôi nổi các chương trình, các tọa đàm online về thị trường bất động sản. Mà thực chất là các buổi giới thiệu các dự án đang hoặc sắp mở bán. Thay vì đợi dịch bệnh được kiểm soát rồi mới tổ chức việc giới thiệu sản phẩm trực tiếp. Dịch bệnh bùng phát lần thứ 4 kéo dài đã buộc các doanh nghiệp bất động sản phải thay đổi. Đây được coi là động thái “sống chung với dịch bệnh” của các doanh nghiệp.

Theo tìm hiểu của chúng mình, các tháng trước đó, nhiều chủ đầu tư, sàn giao dịch bất động sản. Tất cả cũng đã thực hiện các buổi mở bán online. Cũng như nhận giữ chỗ, đặt cọc online và triển khai các hình thức marketing, quảng cáo online. Từ cuối tháng 8 đến nay, các chương trình, các tọa đàm online về tiềm năng của một thị trường bất động sản. Hay thậm chí một dự án cụ thể (không phải là mở bán). Các tiếp thị này đang được đẩy mạnh. Nhằm hỗ trợ mạnh mẽ hơn việc bán hàng trong thời điểm dịch bệnh.

Nhiều chương tình tọa đàm đã được tốt chức

Một số chương trình có thể kể đến như tọa đàm “Thời điểm vàng đầu tư bất động sản Hội An”. Nhờ đó đẩy thị trường cho khu đô thị nghỉ dưỡng phức hợp La Queenara Hội An, tọa đàm “Bất động sản Thanh Hóa sẽ nhân bản dòng tiền đầu tư?” gắn với dự án TNR Stars Bỉm Sơn, tọa đàm “Luồng xanh Bất động sản cuối năm 2021. Cơ hội nào cho thị trường bất động sản tại Bắc Giang?” gắn với một số dự án đang được triển khai tại Bắc Giang, chuỗi sự kiện “Đầu Tư Cuối Tuần Cùng Vinhomes”; tọa đàm “Thành phố Long Khánh – Sải cánh đón phồn vinh: Điểm sáng đầu tư mới tại tỉnh Đồng Nai” gắn với dự án TNR Grand Long Khánh, talkshow “Lựa chọn thông minh với Imperia Smart City”…

Các chủ đầu tư, đơn vị kinh doanh BĐS đã chuyển mình

Có thể thấy với việc đẩy mạnh giới thiệu các thị trường, các dự án đang mở bán, các chủ đầu tư. Cũng như các sàn giao dịch đã và đang tập trung chuyển đổi mô hình kinh doanh. Những buổi giới thiệu này nhằm mang đến cho khách hàng những kiến thức về thị trường, khu vực và dự án. Và tất cả những thông tin mà khách hàng đang quan tâm tìm hiểu một cách rõ ràng hơn. Có thể hình dung những tọa đàm online này giống những buổi giới thiệu thị trường, sản phẩm offline trước đây.

Các chủ đầu tư và nhà đầu tư đang chấp nhận "sống chung với dịch"
Các chủ đầu tư và nhà đầu tư đang chấp nhận “sống chung với dịch”

Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của chúng mình, các tọa đàm, các sự kiện mở bán online bất động sản. Dù được tổ chức sôi nổi trong thời kì dịch bệnh. Thế nhưng mới chỉ mang lại những tín hiệu tích cực trong việc quảng bá dự án. Giới thiệu một thị trường, một khu vực cụ thể. Còn trên thực tế, từ các sự kiện online này chuyển đổi thành giao dịch chưa nhiều. Nếu có, chủ yếu nằm ở nhóm khách hàng đã có thời gian tìm hiểu kĩ lưỡng dự án từ trước. Đến thời điểm này thì xuống tiền.

Buổi tọa đàm đã thực hiện tốt vai trò cần thiết

Chị Nguyễn Trà Giang, nhân viên môi giới bất động sản tại Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết phần lớn khách hàng tham dự các tọa đàm online, các sự kiện mở bán online để thu thập thêm kiến thức về sản phẩm, thị trường đầu tư và nêu ra những thắc mắc muốn được giải đáp. Đây cũng là một bước tìm hiểu thêm của khách với sản phẩm, không mang tính chất quyết định với việc xuống tiền mua ở hoặc đầu tư của khách.

Anh Dương Chiến, môi giới dòng căn hộ chung cư cũng thừa nhận tỉ lệ giao dịch thành công ở các buổi mở bán online hay việc mua hàng sau các chương trình tọa đàm online là khá ít. Người mua có xu hướng đợi dịch được kiểm soát, có cơ hội xem trực tiếp sản phẩm, dự án rồi mới tính đến việc xuống tiền hay không.

Những buổi tọa đàm online không thể thay thế cách kinh doanh truyền thống

Nhận định về thực tế trên, ông Phạm Lâm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị DKRA Việt Nam cho biết. Đặc thù của bất động sản là hàng hóa có giá trị lớn nên người mua luôn tìm hiểu. Và cân nhắc kĩ càng trước khi quyết định giao dịch. Hiện các kênh bán hàng online có vai trò giúp các chủ đầu tư. Các sàn giao dịch bước đầu giới thiệu thông tin dự án đến thị trường. Và tìm kiếm những khách hàng tiềm năng. Trên thực tế, việc giao dịch bất động sản phải trải qua rất nhiều khâu. Từ tìm hiểu, khảo sát thực tế, kiểm tra quy hoạch, pháp lý rồi mới đến giao dịch.

Buổi tọa đàm online chỉ nhằm giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về các dự án mới
Buổi tọa đàm online chỉ nhằm giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về các dự án mới

Phần lớn các bước này đều không dễ dàng thực hiện online như việc giới thiệu sản phẩm. Việc bán hàng online bất động sản không hề đơn giản. Thời gian qua, các hoạt động mở bán online cũng được sàn ông tổ chức. Và cũng chỉ ghi nhận động thái “giữ chỗ” của khách hàng là chủ yếu. Không có nhiều khách chuyển sang đặt cọc để tiến tới giao dịch. Điều này cho thấy khách hàng vẫn chưa đủ niềm tin để quyết định mua. Nhất là khi mới chỉ xem dự án, sản phẩm thông qua các hình thức online.

Lợi nhuận từ việc kinh doanh BĐS vẫn sẽ ổn định như trước

Bất động sản là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất của dịch COVID-19. Điển hình là ở những lần bùng phát dịch đầu tiên, thị trường bất động sản Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn trở ngại. Tuy nhiên, cùng với sự vững vàng của toàn hệ thống chính trị trong việc phòng chống dịch, thị trường bất động sản đã dần thích nghi và khôi phục sự tăng trưởng.

Cụ thể theo Báo cáo lượng giao dịch bất động sản của Bộ Xây dựng, trong năm 2020 có tổng cộng 115.420 giao dịch bất động sản thành công. Cụ thể, TP HCM là 20.218 giao dịch và Hà Nội là 13.834. Nhìn chung, lượng giao dịch bất động sản trong năm 2020 có phần giảm so với cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân xuất phát từ quý I, II khi dịch bệnh bùng phát lần đầu tiên. Song những tháng cuối năm các doanh nghiệp đã dần thích ứng, thay đổi chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình mới nên thị trường không bị ảnh hưởng quá nhiều và giữ mức độ tăng trưởng ổn định đến hết năm 2020.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *