Tin tức

Giá tôm liên tục giảm khiến nhiều người nuôi tôm gặp nhiều khó khăn

Hiện nay, lực lượng thu mua tôm không thể di chuyển nhiều, do nhiều tỉnh phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội. Giá tôm bị thương lái ép giá hoặc giảm mạnh chủ yếu là do nguyên nhân trên. Chi phí nuôi tôm tăng vọt trong khi giá lại giảm một cách thê thảm, khiến cho nhiều người nuôi tôm rơi vào tình trạng thua lỗ. Sóc Trăng – một nơi được mệnh danh là “thủ phủ tôm”, cũng rơi vào tình trạng giá giảm mạnh. Bên cạnh các khoản chi phí nuôi tôm, người dân còn phải chịu thêm nhiều chi phí khác như chi phí xét nghiệm Covid-19, chi phí vận chuyển,… Chi phí nuôi tôm cao trong khi tiêu thụ khó khăn và gánh nặng tài chính ngày một lớn, khiến nhiều chủ đầm lo lắng.

Giá tôm liên tục giảm mạnh tại Sóc Trăng

Chia sẻ trên Zingnews, ông Trịnh Văn Bỉnh ở xã Vĩnh Hiệp, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) bán 1,6 tấn tôm thẻ loại 50 con/kg. Thương lái đến tận ao mua tôm với giá trên 90.000 đồng/kg khiến nông dân này mất ngủ suốt đêm. Theo ông Bỉnh, tuần trước tôm thẻ loại 50 con/kg được các thương lái mua với giá trên 100.000 đồng/kg. Khi đó, lãnh đạo các nhà máy thủy sản đều nhận định giá sẽ tăng mạnh. Vì dịch bệnh Covid-19 đang được nhiều tỉnh kiểm soát.

Rơi vào tình cảnh tương tự, ông Nguyễn Văn Mười (xã Liêu Tú, huyện Trần Đề, Sóc Trăng) cho biết trước khi bùng phát đợt dịch bệnh COVID-19 thứ 4. Giá tôm cỡ 30 con/kg được thương lái mua tại ao ở mức 145.000 – 150.000 đồng/kg. Nhưng hiện tại giảm chỉ còn khoảng 130.000 đồng/kg. “Không chỉ giảm giá, lợi nhuận của người nuôi tôm bị teo tóp lại. Việc hạn chế đi lại cũng khiến khâu mua bán khó khăn, chi phí thuê người bắt tôm tăng mạnh”, ông Mười than thở.

Giá tôm trên thị trường biến động giảm liên tục
Người nuôi tôm tại tỉnh Sóc Trăng rơi vào tình trạng khó khăn

Nông dân Trịnh Văn Hiếu (ngụ xã Vĩnh Hiệp, thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng), thu hoạch ao tôm thẻ kích cỡ 70 con/kg. Một thương nhân địa phương mua tôm của ông Hiếu với giá 85.000 đồng/kg. Ông Hiếu cho biết ao tôm công nghiệp này nếu nuôi thêm 30 ngày nữa sẽ đạt kích cỡ khoảng 30 con/kg. Lý do nông dân này thu hoạch sớm đàn tôm thẻ gần 150.000 con trong dịch Covid-19 là nước bị “sụp tảo”, tôm lột vỏ chìm xuống đáy ao chết dần.

Giá tôm ở Bến Tre cũng giảm mạnh

Không chỉ ở Sóc Trăng, một thủ phủ nuôi tôm khác là Bến Tre tình hình cũng không khả quan. Những ngày này, chị Nguyễn Thị Trang ở xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre như ngồi trên đống lửa. Chị là chủ của 4 ao tôm, mỗi ao có diện tích 2.000 m2. Tôm vẫn trong ao nhưng người đến thu mua ít, giá tôm rớt thảm. Chị Trang cho biết giá tôm cỡ 100 con/kg giờ chỉ còn 55.000 đồng. So với giá 90.000 đồng/kg trước khi COVID-19 lần 4 bùng phát.

Với loại tôm 20 con/kg, giá hiện tại là 180.000 đồng/kg. Đã giảm 40.000 đồng/kg so với thời điểm trước COVID-19 lần 4. Tôm cỡ nhỏ khiến thương lái thiếu mặn mà, chỉ mua ở các ao có sản lượng trên 1 tấn. Chi phí nuôi 1 tấn tôm trung bình là 60 triệu đồng trong khi tiêu thụ khó khăn. Thêm chi phí vay ngân hàng làm gánh nặng tài chính ngày một lớn, khiến nhiều chủ đầm bỏ nuôi.

Giá tôm giảm trong khi các chi phí nuôi lại độn lên cao
Tôm rớt giá trong khi chi phí tăng vọt do ảnh hưởng của dịch COVID-19

Theo các hộ nuôi tôm, giá tôm giảm còn do nguyên nhân các nhà máy giảm công suất chế biến xuống còn khoảng 30% so với trước đây. Hiện, 70% nhà máy thủy sản đóng cửa vì không có công nhân. Mua tôm lúc này phải cấp đông nhưng lại không có kho để gửi. Tất cả chi phí đầu vào đều tăng mạnh, kể cả phí vận chuyển container. Trong lúc khó khăn, các nhà máy chế biến tôm buộc phải tìm cách để hài hòa lợi ích giữa người nuôi và doanh nghiệp.

Nhận định của “Vua tôm” Bến Tre Đặng Văn Bảy

“Vua tôm” Bến Tre Đặng Văn Bảy nhận định, nguyên nhân của các biến động về giá tôm như trên là do xu thế các nước xuất khẩu dần chuộng tôm cỡ lớn. Nhưng do tình hình đại dịch Covid-19 toàn cầu, việc xuất khẩu tôm đang gặp khó khăn. Ảnh hưởng của dịch bệnh và người nuôi tôm ồ ạt thu hoạch sớm ở các size tôm còn nhỏ. Điều này đã khiến giá tôm càng sụt giảm mạnh.

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến kéo dài, giá tôm giảm mạnh. Khiến người nuôi hầu hết rất lo ngại việc tiếp tục thả tôm vụ mới. Tuy nhiên, theo “Vua tôm” Đặng Văn Bảy, khuyến khích người nuôi nên tiếp tục thả nuôi. Vì khi hết thời gian giãn cách, tôm nguyên liệu sẽ thiếu, giá tôm trên thị trường sẽ ổn định.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *